Trong Trong Ngành


Theo đánh giá của các chuyên gia trong Ngành Giấy, trong vòng 5 năm tới nhu cầu tiêu thụ giấy vệ sinh, giấy bao bì sẽ có xu hướng tiếp tục tăng cao.

Nếu theo tốc độ tăng trưởng sản xuất như hiện nay Việt Nam có thể trở thành nước sản xuất giấy bao bì hàng đầu Đông Nam Á, điều này cho thấy tiềm năng của lĩnh vực tái chế giấy (một nội hàm của Kinh tế tuần hoàn - KTTH), tuy nhiên để phát huy hiệu quả tiềm năng này thì rất cần các đòn bẩy từ cơ chế, chính sách.

Điển hình trong vận dụng KTTH

Thực tế công nghệ và quy mô của Ngành giấy trong nước khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển (chỉ ở mức trung bình khá), thiết bị công nghệ đa số là từ Trung Quốc trừ một vài doanh nghiệp FDI có công nghệ theo tiêu chuẩn của thế giới. Mặc dù có sự tăng trưởng về công suất và sản lượng, nhưng Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu các loại sản phẩm giấy chất lượng cao (như giấy in cao cấp, giấy tráng phấn, giấy gấp hộp cho các loại mỹ phẩm, dược phẩm…).

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) ngành Giấy đã thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu một lượng lớn giấy bao bì và giấy tissue. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, dự kiến đến năm 2025, Ngành giấy sẽ đáp ứng được hầu hết các chủng loại sản phẩm giấy, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tăng cường xuất khẩu.

Nguyên liệu đầu vào của Ngành chủ yếu từ hai nguyên liệu chính, dăm mảnh (từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn) để sản xuất ra bột giấy và giấy thu hồi (hay còn gọi là giấy phế liệu) dùng cho sản xuất giấy bao bì, trong đó, giấy thu hồi chủ yếu từ nguồn nhập khẩu (thu gom trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu).

giấy bao bì

Giấy bao bì sản xuất từ giấy thu hồi đang chiếm phần lớn tỷ trọng của Ngành

Theo số liệu từ VPPA, sản lượng giấy các loại dự kiến năm 2022 do các doanh nghiệp ngành giấy sản xuất đạt khoảng gần 7 triệu tấn (trong đó giấy bao bì chiếm tới khoảng 6 triệu tấn), như vậy để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất giấy bao bì ngành Giấy cần tới 6,5 triệu tấn giấy thu hồi (hiện theo số liệu hải quan Việt Nam nhập khoảng 4 triệu tấn).

VPPA cho biết thông thường trong sản xuất giấy từ bột giấy nguyên sinh, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn, tiêu hao nhiều nguyên liệu, hóa chất, điện năng và nhiên liệu. Ngược lại, sản xuất giấy từ giấy thu hồi (tái chế giấy) đã giúp tiết giảm được nhiều khâu, tiết kiệm nhiên liệu, hóa chất, điện năng, và đặc biệt là hạn chế nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Từ thực tế này cho thấy có thể xem ngành giấy là ngành công nghiệp tái chế điển hình trong vận dụng kinh tế tuần hoàn (KTTH) và phù hợp nhất với mô hình KTTH trong các ngành kinh tế. Nguyên liệu đầu vào trong sản xuất giấy xuất phát từ gỗ, có khả năng tái sinh, và giấy thu hồi có thể được thu gom, tái chế và tái sử dụng nhiều lần.

Hiện nay, nhờ việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ các nhà máy sản xuất bột giấy trong nước đều có khả năng tự cung, tự cấp điện, hơi, hóa chất… vì hơn 95% nguyên, vật liệu dùng trong sản xuất có thể tái sinh, tái chế, tái sử dụng, quay vòng tuần hoàn lại sản xuất. Các chất thải nói chung đều có thành phần hữu cơ nên có khả năng phân hủy sinh học (đáp ứng các tiêu chuẩn khi thải ra môi trường).

Các nhà máy giấy bao bì sử dụng nguyên liệu đầu vào là giấy thu hồi (chủ yếu là hòm hộp các-tông cũ - OCC và các loại giấy phế liệu khác), theo quy trình sản xuất thì cứ 1,12 tấn giấy thu hồi sẽ sản xuất được 1 tấn giấy bao bì, phần còn lại (không phải giấy) như đinh, gim, băng dính, mực… đều được thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc làm nhiên liệu đốt cho các lò hơi, chuyển hóa thành năng lượng và đưa quay trở lại sản xuất.

Tấm lợp sinh thái của Công ty Giấy Đồng Tiến

Tấm lợp sinh thái được tái chế từ vỏ hộp sữa giấy

Trên thực tế, Công ty TNHH Giấy Bao bì Đồng Tiến (đơn vị sản xuất giấy bao bì lớn trong nước) từ hàng chục năm trước đã hợp tác với Công ty Tetra Pak - doanh nghiệp chuyên về bao bì giấy đựng chất lỏng lớn nhất thế giới đầu tư dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa đồng bộ đầu tiên tại Việt Nam.

Tại đây bột giấy thu hồi từ tái chế vỏ hộp sữa có chất lượng cao đã được Công ty dùng để sản xuất giấy lớp mặt cao cấp cho thùng các-tông, phần nhôm/nhựa được làm thành các tấm lợp, với công suất 400-500 tấm/ngày.

Mỗi tấm lợp có thể giúp tái chế được đến 8.000 hộp sữa giấy đã qua sử dụng mà trước đó chỉ được đưa đi đốt hoặc chôn lấp. Mới đây Công ty và Tetra Pak đã tiếp tục hợp tác nâng cấp đôi công suất nhà máy.

Ngoài ra, tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam ngoài việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, doanh nghiệp chú trọng áp dụng sản xuất sạch hơn tại tất cả các phân xưởng sản xuất; tăng cường các biện pháp quản lý nội vi (thu hồi hóa chất, hơi, nhiệt, tuần hoàn nước, tự cung cấp điện…

>> Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy (Kỳ 2)

Nguồn: https://tapchicongthuong.vn
 

Bài viết liên quan

Xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành giấy

Trong bối cảnh nhu cầu không có nhiều đột biến nhưng đầu tư...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ