Tin Tổng Hợp


TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (nay là Viện Nghiên cứu chính sách và Chiến lược, thuộc Ban Chính sách, chiến lược Trung ương) chia sẻ với VnExpress về những sức mạnh "vô hạn" của kinh tế tư nhân. Ông Cung cũng là người được ví như "kiến trúc sư trưởng" cho các phiên bản xây dựng Luật Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, nền tảng pháp lý xác nhận vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế.

TS Nguyễn Đình Cung phát biểu tại một tọa đàm tại TP HCM, tháng 3/2025. Ảnh: Hoàng Triều

TS Nguyễn Đình Cung phát biểu tại một tọa đàm ở TP HCM, tháng 3/2025. Ảnh: Hoàng Triều

Bước ngoặt với kinh tế tư nhân

- Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm định vị sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của ông thế nào về thông điệp này?

- Kinh tế tư nhân Việt Nam bắt đầu phát triển từ 1990, khi các Luật Công ty và Doanh nghiệp tư nhân được coi là nền tảng pháp lý đầu tiên thừa nhận sự tồn tại của khu vực này.

Năm 2000, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực đã mở rộng và thừa nhận quyền tự do kinh doanh của người dân, từ chỗ họ được quyền kinh doanh những gì Nhà nước cho phép sang ngành nghề pháp luật không cấm. Đây là thời kỳ khu vực tư nhân thực sự bùng nổ, trở thành là "bộ phận không thể thiếu" trong nền kinh tế.

Tới 2011 - thời điểm Việt Nam đặt mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, tư nhân được khuyến khích phát triển, tăng đầu tư và mở rộng xuất khẩu. Sau đó, khu vực này được nâng vai trò lên thành "động lực quan trọng" của nền kinh tế, xác nhận tại Nghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương vào năm 2017.

Kinh tế tư nhân chính là dân, từ dân và vì dân. Đây là nguồn lực không giới hạn, có sức mạnh phát triển vượt bậc nếu được kích hoạt, thôi thúc khát khao kinh doanh, cống hiến. Thậm chí, trải qua nhiều biến động như dịch Covid-19, bất ổn kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát..., doanh nghiệp tư nhân vẫn thể hiện sự dẻo dai và khả năng thích nghi tuyệt vời.

Tôi cho rằng kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Để xây dựng một nền kinh tế hùng cường, không còn cách nào khác là phải dựa vào nguồn lực nội tại - kinh tế tư nhân. Việc này cũng đánh dấu bước ngoặt về vai trò của kinh tế tư nhân so với giai đoạn trước, khi Việt Nam chủ yếu dựa vào doanh nghiệp nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

 

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng dữ' thuế quan cận kề?

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Kinh tế tư nhân - Kinh tế Hợp tác xã: Động lực quan trọng cho phát triển bền vững

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Kinh tế tư nhân - Kinh tế Hợp tác xã: Động lực quan...

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường...

Bảo vệ lợi ích cho hàng Việt xuất khẩu vào Hoa Kỳ...

Một chiến lược chủ động và linh hoạt nhằm bảo vệ lợi...

"Kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho Việt Nam thịnh vượng"

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định kinh tế tư nhân là lực lượng...

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng...

Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới về AI,...

'Mở van tín dụng' vào các dự án hạ tầng

Lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất kinh doanh được kỳ vọng tiếp...