Trong Trong Ngành


Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu giấy các loại thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 26. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu liên tục được cải thiện, nhưng xuất khẩu mặt hàng giấy các loại của Việt Nam vào thị trường thế giới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhu cầu nhập khẩu mặt hàng giấy các loại (HS 48, 53) của thế giới là rất lớn. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới trung bình đạt 168 tỷ USD/năm; trong năm 2020 đạt 162 tỷ USD, giảm 7,46% so với năm 2019 nhưng tăng 2,69% so với năm 2016.

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu giấy các loại thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 26. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu liên tục được cải thiện, nhưng xuất khẩu mặt hàng giấy các loại của Việt Nam vào thị trường thế giới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Năm 2016, xuất khẩu giấy các loại của Việt Nam vào thị trường thế giới đạt 555 triệu USD thì năm 2020 đạt 1,42 tỷ USD, chỉ chiếm thị phần 0,88% trong tổng kim ngạch thương mại mặt hàng giấy các loại của thế giới.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Châu Á vẫn là thị trường chủ yếu xuất khẩu mặt hàng giấy các loại của Việt Nam với tỷ trọng chiếm tới 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

Trong đó, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất thuộc khu vực châu Á; tiếp đến là thị trường Mỹ và ASEAN… Trong năm 2020, ngoài những thị trường xuất khẩu chủ lực, Việt Nam đã tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác.

Thời gian tới, mặt hàng giấy các loại của Việt Nam được nhận định còn nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường thế giới, từng bước nâng cao thị phần.

Bên cạnh đó, hiện nay, tiêu thụ giấy bình quân của người dân trong nước còn rất thấp, đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/ năm, Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/người/năm.

Do vậy, thị trường trong nước cũng được đánh giá còn nhiều khoảng trống có thể đẩy mạnh khai thác, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ).

Theo HaiquanOnline

 

Bài viết liên quan

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy và Bao bì Việt Nam năm 2025

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất xanh, bền vững và công nghệ cao

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

Xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành giấy

Trong bối cảnh nhu cầu không có nhiều đột biến nhưng đầu tư...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...