Tin Tổng Hợp


Phiên khai mạc bắt đầu lúc 9h tại Hà Nội, được truyền hình và phát thanh trực tiếp. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ phát biểu khai mạc, định hướng các nội dung trọng tâm của kỳ họp. Sau đó Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 và tình hình những tháng đầu năm 2025.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, báo cáo giám sát giải quyết kiến nghị từ kỳ họp thứ 8 và tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, kèm theo đề xuất thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Ngay trong phiên sáng, các đại biểu thảo luận tại tổ về đề nghị sửa đổi Hiến pháp và việc thành lập Ủy ban dự thảo. Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về nội dung này, trước khi biểu quyết thông qua hai Nghị quyết quan trọng: sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ủy ban dự thảo.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra các dự án luật: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Kỳ họp bất thường Quốc hội khóa 15 hồi tháng 2. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Kỳ họp bất thường Quốc hội khóa 15 hồi tháng 2. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Sửa đổi Hiến pháp: Nhu cầu cấp thiết cho cải cách bộ máy

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau hơn 11 năm thực hiện Hiến pháp 2013, nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và mô hình chính quyền địa phương ba cấp (tỉnh, huyện, xã).

Thường vụ đánh giá hệ thống hiện tại cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ, chưa tận dụng được thành tựu khoa học công nghệ, gây khó khăn cho quy hoạch và phát triển bền vững. Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, hạn chế tiềm năng của địa phương.

Trước bối cảnh này, Đảng đã chủ trương tinh gọn bộ máy, thống nhất mô hình chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh, xã) và sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội vào Mặt trận Tổ quốc. Việc sửa đổi khoảng 8/120 điều của Hiến pháp 2013 được đề xuất thể hiện trong Nghị quyết của Quốc hội, tập trung vào hai trọng tâm: hoàn thiện vai trò Mặt trận Tổ quốc và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp, kèm quy định chuyển tiếp để đảm bảo hoạt động thông suốt.

Kỳ họp lịch sử với khối lượng công việc lớn

Kỳ họp thứ 9 sẽ diễn ra trong hai đợt (5/5-29/5 và 11/6-30/6), với tổng cộng 37 ngày làm việc. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 34 dự án luật, 11 nghị quyết, cho ý kiến 6 dự án luật khác và thảo luận 14 nhóm nội dung về kinh tế xã hội, ngân sách, giám sát.

Các vấn đề trọng tâm bao gồm: sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, ấn định ngày bầu cử nhiệm kỳ 2026-2031 và chất vấn các thành viên Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đây là kỳ họp có khối lượng lập pháp lớn nhất từ trước đến nay, mang ý nghĩa lịch sử trong sắp xếp bộ máy nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả, kỳ họp khai mạc sớm hơn thông lệ (20/5), dành gần hai tuần giữa hai đợt để các cơ quan Chính phủ, Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết.

Bên cạnh đó, kỳ họp này cũng sẽ rút ngắn thời gian trình bày, chất vấn và thảo luận các dự án luật ít phức tạp, tối ưu hóa tiến trình làm việc.

Theo Sơn Hà (vnexpress.net)

Bài viết liên quan

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị trường mới

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...