Tin Tổng Hợp


Tập trung đầu tư về chất xám và công nghệ, chú trọng tới những giá trị tri thức sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức hiện nay.

Trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và sự tăng trưởng của doanh nghiệp; cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nhà thầu áp dụng công nghệ thi công mới, giảm thời gian thi công cầu Vĩnh Tuy Ảnh: Tuyết Mai - TTXVN

Trong chuỗi giá trị của một sản phẩm, khâu gia công có giá trị thấp nhất; khu vực có giá trị cao nhất lại nằm ở thượng nguồn (ý tưởng, thương hiệu, kết quả nghiên cứu, quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế, cung ứng) và hạ du (phân phối, bán hàng, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi).

Thế nên việc tập trung đầu tư về chất xám và công nghệ, chú trọng tới những giá trị tri thức sẽ là đòn bẩy không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức hiện nay mà còn là động lực thôi thúc họ tiến tới.

Ông Lê Ngọc Đăng, Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp thuộc hệ thống Action Coach CBD Firm - Hồ Chí Minh cho hay, chưa khi nào tình cảnh của các doanh nghiệp trong nước lại lâm vào khó khăn và nhiều thách thức như hiện nay. Chỉ một số rất ít là đạt được những thành tựu nhất định còn số đông thì chững lại, thậm chí khá nhiều doanh nghiệp "lọt hố".

Qua tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và tổng hợp hàng chục nghìn ý kiến từ các doanh nghiệp học viên tham gia các khóa đào tạo của Action Coach, có 9 lý do đang đẩy các doanh nghiệp vào sự bế tắc. Đó là vì thua kém đối thủ cạnh tranh, vì không đủ doanh thu, vì doanh thu không ổn định, không biết cách lập kế hoạch, chi phí lấn át lợi nhuận, làm mãi những việc không hiệu quả hoặc bị thị trường đào thải, song vẫn duy trì những hoạt động tiếp thị và vẫn tự huyễn là "Tôi tự làm được"...
Vấn đề ở chỗ là tìm lối thoát với tâm thế đối diện chứ không phải "trốn chạy", né tránh. Theo ông Lê Ngọc Đăng, có 4 năng lực quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào, dù ở quy mô lớn hay nhỏ khác nhau, ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng cần lưu tâm. Đó là: biết cách kiểm tra và đo lường kết quả hoạt động; ý thức đầu tư cho việc đào tạo nhân sự và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ; hệ thống hóa các công việc hàng ngày và đưa công nghệ hóa vào mọi quy trình vận hành. Cuối cùng là tập trung nguồn lực cho các chiến lược phân phối, bán hàng và làm thị trường...
Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Kiên Trì, Trưởng ban Thương hiệu marketing Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn kiêm CEO của Thương hiệu FutureOne, chia sẻ, để nâng cao năng lực, doanh nghiệp cần tìm ra cho được những đòn bẩy để khai thác triệt để. Khách hàng là mục tiêu và yếu tố duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, thị trường và đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Điều này cũng dẫn tới sức ép cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải thay đổi. Một trong những cách thức thay đổi hiệu quả là tập trung cải thiện, nâng tầm dịch vụ khách hàng.
Dù là bất cứ doanh nghiệp nào, kết quả bán hàng chính là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để nâng cao năng lực bán hàng? Câu trả lời chính là doanh nghiệp hãy tìm cách nâng tầm dịch vụ. Sức mạnh của nâng tầm các dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, ở một góc độ nào đó sẽ nhằm giúp doanh nghiệp từng bước xây dựng văn hóa bền vững và có thể phát huy hiệu quả mỗi ngày.

Cố vấn dịch vụ Ford Việt Nam tư vấn cho khách hàng. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát

Việc nâng tầm dịch vụ có thể bắt đầu từ việc nâng tầm lãnh đạo doanh nghiệp; xây dựng những giá trị trân quý khách hàng; chuẩn hóa toàn bộ hệ thống cung cấp và vận hành của doanh nghiệp; đồng thời, tạo dựng sự gắn kết, thống nhất trong tập thể doanh nghiệp. 

Phản ánh từ thực tế, ông Kiên Trì cho biết, có rất nhiều doanh nghiệp đang bán hàng và gặp phải tình trạng: có con người mà không có con số; bán hàng (sales) nhưng luôn phải giảm giá (sell off), kiếm chuyện chứ không lo kiếm tiền; bán hàng lâu năm nhưng không lo học để trưởng thành.... Để có thể vượt qua những thách thức và tháo gỡ những vướng mắc trong kinh doanh, đừng chần chừ, các doanh nghiệp cần thiết lập ngay cỗ máy bán hàng cho riêng mình.

Tuy nhiên, trước khi lắp ráp cỗ máy bán hàng, doanh nghiệp cần tập trung trả lời các câu hỏi: Tại sao phải ráp cỗ máy? nhằm mục đích gì? bản vẽ thiết kế? lập trình vận hành cố máy như thế nào? nguyên liệu cần có? cân chỉnh năng suất để cỗ máy đạt hiệu quả nhất và chính sách bảo hành, bảo trì như thế nào cho cỗ máy hoạt động?...
Theo ông Kiên Trì, cần hiểu đúng và hiểu rõ quy trình bán hàng và cung ứng sẽ là khung máy quan trọng nhất; trong đó, đặc biệt tập trung cho 4 trụ cột là thị trường (marketing), bán hàng (sales), hỗ trợ (support) và chính sách hậu mãi... Doanh nghiệp sẽ không thể khắc phục được những vướng mắc và hạn chế nếu chưa tự nhìn ra được điểm yếu để tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
Trong quá trình cải thiện, nâng tầm dịch vụ khách hàng, con người đóng vai trò then chốt để tạo ra dịch vụ khách hàng chuẩn mực. Ở rất nhiều doanh nghiệp, nhân viên chính là đại sứ thương hiệu. Việc tạo lập văn hóa doanh nghiệp, nuôi dưỡng tình yêu của người lao động với doanh nghiệp cũng sẽ là nhân tố thúc đẩy nhân viên làm hết mình để phục vụ khách hàng. Vì thế, tập trung vào con người chính là cách, là tâm điểm giúp doanh nghiệp nâng tầm dịch vụ, ông Kiên Trì nhấn mạnh./.

Ngọc Quỳnh/BNEWS/TTXVN

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy: Lợi ích...

VPPA-Ngày 18/10/2024 Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối...

Sửa đổi bổ sung Nghị định 08: Ngành Giấy kiến nghị...

VPPA-Từ những thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các...

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...