Tin Tổng Hợp


Quý II, số lao động bị mất việc là 217.800 người, tập trung ở các ngành gặp khó về đơn hàng như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện.

Tổng cục Thống kê cho biết, tình trạng doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương bị cắt giảm đơn hàng tiếp tục kéo dài từ quý IV/2022 đến nay. Điều này dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, số lao động nghỉ giãn việc của doanh nghiệp trên cả nước trong quý II khoảng 241.500 người, giảm 52.500 người so với quý trước. Số lao động này đa số thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc lĩnh vực da giày, dệt may. Nếu xét theo địa phương, nhóm này tập trung ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bình Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Số lao động bị mất việc trong quý II năm 2023 là 217.800 người. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may (16,8%), da giày (14,1%), sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (14,8%), chế biến gỗ (6,1%); phần lớn ở các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Bình Dương, TP HCM, Bắc Ninh.

Số lao động ở các ngành dệt may, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học cũng giảm mạnh so với quý trước, lần lượt là 142.500; 16.900; 30.200 người do đơn hàng giảm. Áp lực sa thải từ các doanh nghiệp đang tạo ra sự dịch chuyển mạnh lao động từ khu vực công nghiệp, xây dựng sang dịch vụ (cả chính thức và phi chính thức).

Tính chung, cơ quan thống kê cho biết, thất nghiệp quý II tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ. Trong đó, số người thất nhiệp trong độ tuổi lao động khoảng 1,07 triệu người, còn tỷ lệ thất nghiệp là 2,3%.

Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước. Ở hai đầu tàu kinh tế, TP HCM có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý này là 3,71%, tăng so với quý trước, trong khi Hà Nội là 1,23%, giảm so với quý trước.

Thị trường lao động được nhìn nhận sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do tổng cầu thế giới vẫn suy giảm - tác động đến đơn hàng cũng như các cú sốc tiêu cực khác từ bên ngoài.

Đức Minh

Nguồn: https://vnexpress.net

 

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy: Lợi ích...

VPPA-Ngày 18/10/2024 Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối...

Sửa đổi bổ sung Nghị định 08: Ngành Giấy kiến nghị...

VPPA-Từ những thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các...

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...