Trong Trong Ngành


8 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu 1,39 triệu tấn giấy các loại, tương đương trên 1,29 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 15,9% về kim ngạch.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu 1,39 triệu tấn giấy các loại, tương đương trên 1,29 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 15,9% về kim ngạch. Giá nhập khẩu bình quân 8 tháng đạt 925,3 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022.

8 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu 1,39 triệu tấn giấy các loại

Riêng tháng 8/2023 nhập khẩu giấy giảm 1% về lượng nhưng tăng 0,5% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 175.297 tấn, tương đương hơn 161,7 triệu USD. Giá nhập khẩu giấy các loại trong tháng 8/2023 đạt trung bình 922,3 USD/tấn, giảm 11,1% so với tháng 8/2022.

Việt Nam tăng nhập khẩu mặt hàng này, đặc biệt từ thị trường Áo trong tháng 8/2023, nhập khẩu giấy các loại từ Áo đạt 201 tấn với trị giá 332.780 USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 23% về trị giá so với tháng 8/2022.

Tuy nhiên, tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 4,9 triệu USD từ thị trường này với 2.258 tấn, tăng mạnh 213,6% về lượng và tăng 240,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm hơn 91% tổng lượng cả năm 2022.

Giá nhập khẩu bình quân 8 tháng từ thị trường Áo là 2195,2 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về thị trường, Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực, đứng sau là Hàn Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Trong 8 tháng năm 2023, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 438.458 tấn, tương đương 428,2 triệu USD, giá 976,7 USD/tấn, chiếm 31,3% trong tổng lượng giấy các loại nhập khẩu của cả nước và chiếm 33,1% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu từ Indonesia 210.554 tấn, tương đương 192 triệu USD, giá nhập khẩu 911,7 USD/tấn, chiếm trên 15% trong tổng lượng và 14,8% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy các loại của cả nước.

Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 202.162 tấn, trị giá 163,1 triệu USD, giá 806,7 USD/tấn, chiếm 14,5% trong tổng lượng và chiếm 12,6% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 142.132 tấn, tương đương 130,4 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Nguyễn Ngân

Nguồn: https://congthuong.vn

 

 

Bài viết liên quan

Bản tin tổng hợp PPIA từ 27/11- 02/12/2023

Bản tin tổng hợp thị trường giấy Châu Á hàng tuần

Bài toán chưa có lời giải cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đang phải hứng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thế giới sắp có tàu chở hàng đầu tiên không thải...

Vào tháng 7 vừa qua, ngành vận tải biển đã cam kết giảm...

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Đảm bảo tăng trưởng xanh, các địa phương đang chuyển đổi...

Nhà đầu tư Nhật Bản tận dụng khủng hoảng để thâu...

Bất chấp đồng yen yếu nhất trong 50 năm, các nhà đầu tư...

Kỷ nguyên của robot: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Công nghệ ngày càng phát triển thay đổi cách con người làm...

Áp lực tỷ giá nhìn từ triển vọng cán cân tổng thể

Trong khi cán cân thương mại, tài khoản vốn, chuyển giao vãng lai...

Những quốc gia phụ thuộc vào than đá nhiều nhất thế...

Bất chấp những nổ lực giảm phát thải carbon, nhiên liệu hóa...

Tranh cãi về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhật Bản

Chính sách "khó hiểu" nhất xuất hiện ở Nhật Bản trong thập...

Sự giảm tốc của Trung Quốc sẽ không ngăn bước tăng...

Các nền kinh tế trong khu vực ASEAN có thể bù đắp tác động...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng...

Thấy gì qua làn sóng người Nhật thâu tóm các công ty...

Trong vòng ba tuần đầu của tháng 11 này, có ít nhất ba tin về...