Tin Tổng Hợp


Theo một nghiên cứu khoa học mới cho thấy, sự sụt giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide trong thời kỳ phong toả vì đại dịch đã bị lấp đầy bằng một “luồng khói than” mà phần lớn đến từ Trung Quốc.

Một nhóm các nhà khoa học theo dõi khí nhà kính gây biến đổi khí hậu cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, lượng khí thải thải ra chỉ thấp hơn một chút so với năm 2019. Các nhà khoa học ước tính rằng vào năm 2021, thế giới sẽ thải ra 36,4 tỷ tấn carbon dioxide, gần bằng năm 2019 là 36,7 tỷ tấn.

Tại thời điểm đỉnh dịch năm 2020, lượng khí thải đã giảm xuống còn 34,8 tỷ tấn. Do đó, mức tăng năm 2021 tương đương với 4,9%, theo tính toán cập nhật của Dự án Carbon Toàn cầu.

Corinne LeQuere, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học East Anglia, vương quốc Anh, cho biết hầu hết các quốc gia quay trở lại xu hướng trước đại dịch. Tình trạng ô nhiễm của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu khiến các số liệu trên toàn thế giới tăng trở lại mức năm 2019. 

Năm 2020, tại các thành phố từ Ấn Độ đến Italia, không khí trở nên trong lành đáng kể. Một số người hy vọng rằng thế giới đã đi đúng hướng trong việc giảm ô nhiễm carbon. Nhưng các nhà khoa học cho rằng không phải như vậy. LeQuere cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Đại dịch không làm thay đổi bản chất nền kinh tế của chúng ta".

Theo nghiên cứu được công bố, nếu thế giới đạt đến 1,5 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và duy trì mức phát thải như hiện tại, trái đất chỉ còn 11 năm nữa trước khi mọi thứ quá muộn. Trái đất đã ấm lên 1,1 độ C kể từ những năm 1800.

Nhà khoa học về khí hậu Michael Mann thuộc Đại học bang Pennsylvania, người không tham gia nghiên cứu, nói rằng: "Số liệu phát thải carbon cho thấy sự phát thải về cơ bản đã giảm. Đó là một tin tốt. Nhưng chúng ta vẫn cần giảm lượng khí thải xuống".

Nghiên cứu cho biết lượng phát thải ở Trung Quốc cao hơn 7% vào năm 2021 so với năm 2019. Để so sánh, lượng khí thải của Ấn Độ chỉ cao hơn 3%. Trong khi đó, Mỹ, EU và các quốc gia còn lại đều có lượng khí thải ít hơn so với năm 2019.

LeQuere cho biết lượng khí thải tăng vọt của Trung Quốc chủ yếu là từ việc đốt than, khí đốt và là một phần của biện pháp kích thích nền kinh tế để sớm phục hồi sau phong toả. Ngoài ra, Trung Quốc mở cửa sớm hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, vì thế nước này mất nhiều thời gian để phục hồi kinh tế và thải nhiều carbon vào không khí hơn.

Các số liệu dựa trên dữ liệu của các chính phủ về sử dụng điện, sự dịch chuyển, sản lượng công nghiệp và các yếu tố khác. Lượng khí thải trung bình trong năm nay là 115 tấn CO2 thải ra không khí mỗi giây.

Giám đốc khí hậu Zeke Hausfather của Viện Breakthrough, người không tham gia nghiên cứu, dự đoán rằng "có nhiều khả năng năm 2022 sẽ lập kỷ lục mới về lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch".

Theo AP

Khánh Ly

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần vượt qua trong năm 2025

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần...

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...