Tin Tổng Hợp


Vụ sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, Thụy Sỹ đang gián tiếp kéo sức cầu tiêu dùng thế giới giảm sâu hơn. Điều này khiến nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục rơi vào tình cảnh khó khăn, đòi hỏi sự nhanh nhạy ở chính khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Tháng 3 – thị trường tài chính toàn cầu đã chao đảo bởi làn sóng sụp đổ của nhiều ngân hàng ở Mỹ như Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank và Ngân hàng Credit Suisse ở Thuỵ Sỹ. Làn sóng này đã đẩy nhiều nhà đầu tư tài chính quay cuồng chỉ trong vòng 11 ngày giữa tháng 3/2023.

Nhu cầu xuất khẩu giảm mạnh

Với Việt Nam, những tác động từ làn sóng sụp đổ của các ngân hàng quốc tế được dự báo có thể ảnh hưởng gián tiếp tới nhiều ngành xuất khẩu.

-2141-1679876563.png

Làn sóng sụp đổ một số ngân hàng ở các thị trường xuất khẩu lớn đang khiến doanh nghiệp Việt Nam càng khó tìm kiếm đơn hàng hơn. 

Một chuyên gia bình luận, Credit Suisse là ngân hàng của giới nhà giàu, giới tài phiệt, một khi ngân hàng này sụp đổ thì tình hình kinh doanh tiêu dùng các nước châu Âu bị ảnh hưởng bởi người tiêu dùng phòng thủ giảm tiết kiệm chi tiêu. Từ đó, mức độ xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam bị giảm. Chưa kể, khi ngân hàng sụp đổ, sẽ dẫn tới tình trạng sa thải nhân sự, thu nhập nhóm này giảm cũng kéo theo nhu cầu chi tiêu đi xuống.

Bình luận về ảnh hưởng của những vụ sụp đổ này đến Việt Nam, ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Chứng khoán BIDV (BSC), nhận định Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, có tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới.

“Nếu vụ việc này khiến những khách hàng lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đi vào tình trạng khó khăn hơn thì cầu của họ suy giảm và ảnh hưởng đến đơn hàng và đến khối FDI trong nước và khối trong nước hoạt động thương mại xuất nhập khẩu", ông Trần Thăng Long nhận định.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, cho hay năm 2023 đang chứng kiến những thay đổi rõ rệt nhất từ hành vi tiêu dùng. 2 tuần vừa rồi, nhiều định chế tài chính quốc tế sụp đổ, diễn ra trong quãng thời gian mà không ai ngờ tới. Đây là những điều tưởng không liên quan tới sản xuất của Việt Nam, nhưng đang ảnh hưởng sâu rộng.

Theo ông Việt, vốn dĩ thị trường năm 2023 đã thu hẹp do tác động của lạm phát, dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine, thì nay nhu cầu sẽ càng sụt giảm hơn trước những lo ngại về bất ổn của thị trường tài chính. Điều này khiến đơn hàng của ngành dệt may sụt giảm mạnh, chững lại.

Dự báo, quý I/2023, tăng trưởng xuất khẩu của May 10 giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Quý II, quý III là thời điểm cao điểm – nhưng năm nay có vẻ không mấy khả quan. “Chúng tôi đã nhìn thấy lượng hàng quý II sẽ giảm 20-30%, còn quý III, đến nay May 10 vẫn chưa nhận được thông tin đặt hàng mới từ khách hàng”, ông Việt cho hay.

Với ngành thủy sản, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Công ty CP Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), cho biết chỉ trong 11 ngày có tới 4 ngân hàng sụp đổ đã tạo ra tâm lý lo sợ cho các đối tác nhập khẩu, tất cả mọi giao dịch đều chững lại, trong đó có việc ký kết các đơn hàng mới. “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đi xuống nghiêm trọng, lạm phát cao, vốn dĩ các đơn hàng nhập khẩu tôm đã sụt giảm mạnh, nay thêm tâm lý lo lắng lại càng khiến đơn hàng được ký chậm hơn”, vị này cho biết.

Doanh nghiệp phải nhanh nhạy thích ứng

Để ứng phó với thách thức trên, ông Thân Đức Việt cho biết, May 10 đang tái cấu trúc lại. “Chúng tôi có vị thế ở thị trường xuất khẩu, điều này đúng trong quá khứ, nhưng có thể không đúng trong tương lai. Theo đó, muốn tồn tại May 10 phải đánh giá và rà soát lại, thông qua định vị về sản phẩm, thị trường, quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.

Ví dụ với thị trường trong nước, May 10 tính toán sẽ sản xuất ra sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với xuất khẩu, May 10 tìm kiếm thị trường mới như Nam Phi, Trung Quốc…

Cùng với đó, May 10 cũng phải hướng tới phát triển bền vững, gắn với sản xuất xanh. Không đạt được các tiêu chuẩn trên thì không có đơn hàng xuất khẩu. “Chúng tôi xác định là nhà sản xuất xanh, dùng sản phẩm có nguồn gốc xanh, năng lượng xanh. Tăng tỷ trọng tăng trưởng sử dụng sản phẩm xanh - đây là xu thế tương lai”, ông Việt nhấn mạnh.

Để thích ứng với hoàn cảnh khó khăn, Công ty CP Thủy sản Thuận Phước cũng cho biết đang tìm cách chuyển hướng thị trường từ châu Âu sang Nhật, do lạm phát ở châu Âu đang ở mức cao khiến đối tác hạn chế nhập khẩu những sản phẩm có giá thành cao như tôm.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2023, nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó đoán định. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn cả ở bình diện kinh tế, thương mại và chính trị. Đặc biệt cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn còn diễn biến hết sức căng thẳng và bất định, để lại nhiều hệ luỵ khó lường với nền kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính ở một số nền kinh tế như Mỹ, Thụy Sỹ… đã có những xáo trộn không nhỏ do hệ luỵ từ những vụ việc của các ngân hàng Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank, Credit Suisse.

Theo đó, kinh tế toàn cầu được dự báo có thể sẽ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng ở nhiều quốc gia. Kinh tế trong nước cũng được dự báo ảnh hưởng đáng kể bởi khó khăn kinh tế toàn cầu. Nhu cầu trong nước và thế giới bị ảnh hưởng do lạm phát có thể gia tăng và thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động lớn trong năm 2023. Điều này sẽ đặt ra khó khăn không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Trong bối cảnh này, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng cần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới. Kinh nghiệm đa dạng hóa xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 và xung đột Nga – Ukraine cũng cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng, khai thác tiềm năng của nhiều thị trường, ngành hàng xuất khẩu mới.

Nhật Linh

Nguồn: https://vnbusiness.vn

 

 

Bài viết liên quan

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Ba tỉnh Đông Nam Bộ 'trắng' hộ nghèo, thu nhập cao...

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây ghi nhận không còn hộ nghèo,...

Trung Quốc sẽ lao đao vì làn sóng sôi sục toàn cầu,...

Kinh tế Trung Quốc sắp phải đối mặt với bài toán lớn.

Huyền thoại đầu tư Jeremy Grantham: TTCK vẫn còn 4 lĩnh...

Nhà đầu tư kỳ cựu Grantham cho biết có 4 lĩnh vực trên thị...

USD tăng giá, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm gánh nặng

Tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì chi...

Quan điểm của RISI về thị trường: Tình trạng dư...

Ngày 13 tháng 3 năm 2024 (Quan điểm) - Bởi Philipp Jaki, Nhà phân...

Cuộc đấu trí ‘lý thuyết trò chơi’ trong mùa đàm...

Chiến tranh, hạn hán và bất ổn kinh tế khiến mùa đàm phán...

Giá cước tàu biển nổi sóng

Khoản phụ thu 200 USD/container khiến doanh nghiệp Việt Nam phải...

Nhật Bản và ASEAN sẽ tích hợp thanh toán bằng mã QR...

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI),...