Theo dữ liệu thống kê tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2021 từ Ngân hàng Thế giới trong, Mỹ vẫn là cường quốc dẫn đầu toàn cầu, theo sau là quốc gia châu Á, Trung Quốc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong lãnh thổ một nước trong một năm, thể hiện quy mô của một quốc gia.
GDP danh nghĩa quy đổi giá trị hàng hóa và dịch vụ theo tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền, trong khi GDP theo sức mua tương đương (PPP) tính đến sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt ở các nước.
Dưới đây là 10 nền kinh tế có tổng GDP lớn nhất thế giới trong năm nay. Theo Ngân hàng Thế giới ước tính, các nền kinh tế này có tổng GDP khoảng 65,1 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 2/3 GDP toàn cầu (96,1 tỷ USD).
1. Mỹ (23,0 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Mỹ đạt 23 nghìn tỷ USD.
Sau khi vượt qua Anh vào khoảng cuối thế kỷ 19, Mỹ đã giữ vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn một thế kỷ. Trong năm 2021, GDP của Mỹ được ước tính là khoảng 23 nghìn tỷ USD, giúp quốc gia này tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong năm nay.
Theo các nhà kinh tế, một số yếu tố như môi trường kinh doanh, các trường đại học nghiên cứu tiên tiến, môi trường pháp lý thuận lợi, đã góp phần vào sự thành công của Mỹ và sẽ giúp quốc gia này luôn nằm trong danh sách những nền kinh tế đi đầu trên thế giới
2. Trung Quốc (17,7 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Trung Quốc đạt 17,7 nghìn tỷ USD.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của thế kỷ 21. Khoảng cách giữa GDP của Mỹ và Trung Quốc thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây và nước này được dự đoán sẽ vượt Mỹ trong tương lai.
Mặc dù có quy mô kinh tế tổng thể lớn, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ ở mức trung bình thế giới, đạt khoảng hơn 10.000 USD/người. Tuy nhiên, với giá trị xuất khẩu năm 2021 lên đến 3,4 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là nước đi đầu thế giới trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
3. Nhật Bản (4,9 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Nhật Bản đạt 4,9 nghìn tỷ USD.
Được xếp hạng là một trong những quốc gia sáng tạo nhất, Nhật Bản là nhà sản xuất hàng điện tử lớn nhất toàn cầu và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới với những thương hiệu như Toyota, Honda hay Nissan.
Ngoài ra, ngành điện tử của nước này cũng đóng góp lớn vào nền kinh tế trị giá 4,9 nghìn tỷ USD, với những doanh nghiệp như Sony, Panasonic, Toshiba.
4. Đức (4,22 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Đức đạt 4,22 nghìn tỷ USD.
Đức có GDP lớn thứ 4 thế giới với tổng giá trị xuất nhập khẩu bằng 86,9% GDP. Các ngành dịch vụ, bao gồm viễn thông, y tế và du lịch là những yếu tố tác động lớn nhất lên nền kinh tế nước này.
Bên cạnh đó, Đức cũng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu những mặt hàng chất lượng cao trong các lĩnh vực bao gồm ô tô (BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen), hóa chất (BASF), dược phẩm (Bayer).
Theo WTO, kim ngạch xuất khẩu của Đức chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ, thặng dư thương mại của nước này xếp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Đức là thành viên quan trọng nhất của Liên minh châu Âu, khu vực có tổng GDP hơn 17 nghìn tỷ USD trong năm 2021.
5. Anh (3,18 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Anh đạt 3,18 nghìn tỷ USD.
Anh là nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu với quy mô 3,2 nghìn tỷ USD và được đánh giá là có tính toàn cầu hóa cao nhất thế giới. Vương quốc Anh xếp hạng cao trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm và Xếp hạng mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nghiệp hóa vào thế kỷ 18. Sự vượt trội về công nghệ và hệ thống thuộc địa khổng lồ giúp Anh dẫn đầu thế giới về GDP cho đến cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi nước này bị Mỹ vượt qua.
6. Ấn Độ (3,17 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Ấn Độ đạt 3,17 nghìn tỷ USD.
Kể từ năm 2000, quy mô nền kinh tế Ấn Độ đã tăng gấp 6 lần, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đa
Ấn Độ có một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, tăng quy mô gấp 6 lần kể từ năm 2000. Là nước đang phát triển, đa số dân số nước này vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp, với các sản phẩm chính bao gồm gạo, bông, chè, sữa, thủy sản ….
7. Pháp (2,9 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Pháp đạt 2,9 nghìn tỷ USD.
Pháp là điểm đến được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới và có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm đến gần 80% nền kinh tế Pháp.
Ngành sản xuất của nước này cũng đáng nể với những doanh nghiệp như L’Oreal, LVMH. Lĩnh vực nông nghiệp của Pháp cũng rất phát triển với những sản phẩm chất lượng cao chẳng hạn như rượu vang.
8. Ý (1,89 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Ý đạt 1,89 nghìn tỷ USD.
Nền kinh tế của Ý lớn thứ 3 trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và lớn thứ 8 trên thế giới tính theo GDP. Cùng với nền kinh tế hùng mạnh, Ý là một trong những quốc gia có ảnh hưởng nhất ở châu Âu khi là thành viên chủ chốt của Eurozone, EU, G7, OECD và G20.
Tăng trưởng kinh tế đa dạng của Ý được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Các khu vực phía bắc của Ý có những ngành công nghiệp như ô tô, hàng không vũ trụ, trong khi phía nam thường tập trung vào nông nghiệp hay những lĩnh vực sản xuất như dệt may.
9. Canada (2 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Canada đạt 2 nghìn tỷ USD.
Canada sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ 4 và khí đốt tự nhiên lớn thứ 5 toàn cầu. Nước này cũng nổi tiếng về khai thác kim loại quý và là nơi đặt trụ sở của một số công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới.
Ngoài khai thác tài nguyên thiên nhiên, Canada cũng có lĩnh vực sản xuất khá lớn, trong đó ngành ô tô và máy bay đặc biệt quan trọng.
Lực lượng lao động có trình độ học vấn cao, sự giao thoa đa văn hóa, đa ngôn ngữ, nền kinh tế thịnh vượng và sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc thành lập doanh nghiệp khiến Canada trở thành điểm đến đầu tư ưa thích.
10. Hàn Quốc (1,8 nghìn tỷ USD)
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của Hàn Quốc đạt 1,8 nghìn tỷ USD.
Với quy mô GDP đạt 1,8 nghìn tỷ USD, Hàn Quốc đã vượt qua Nga (1,7 nghìn tỷ USD) để lọt vào danh sách 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Hàn Quốc được coi là một quốc gia đang phát triển với những cải cách kinh tế sâu rộng. Nền kinh tế của đất nước bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng, khoảng 10% hàng năm trong hơn 30 năm qua. Ngành công nghệ của nước này đóng góp lớn vào sự phát triển đó, với Samsung là hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...
Định hướng phát triển bền vững với mô hình sản xuất xanh,...
Ngày 02/12/2024, Công Ty Giấy Đồng Tiến Bình Dương đã tổ chức...