Tin Tổng Hợp


Các chuyên gia gợi ý rằng, ASEAN cần tăng cường hợp tác công nghệ với Nhật Bản để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và các vấn đề cấp bách khác.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản 2021

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác trong năm nay với hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo dự kiến diễn ra tại Tokyo vào giữa tháng 12. Tại cuộc gặp, hai bên dự kiến sẽ tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn về kinh tế, an ninh và các lĩnh vực khác.

"Khi hợp tác với Nhật Bản, các nước ASEAN luôn tập trung vào thương mại và các vấn đề kinh doanh. Tôi nghĩ đã đến lúc các nước cần phải thay đổi. Chúng tôi cần xem xét các lĩnh vực hợp tác khác", ông Abdul Razak Ahmad, Giám đốc Viện Nghiên cứu quan hệ đối ngoại Bait Al Amanah có trụ sở tại Kuala Lumpur nhận định.

Ông nói: “Một trong những lĩnh vực mà chúng tôi thực sự phải theo đuổi là công nghệ”, đồng thời cho biết thêm rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là một cường quốc tri thức và cường quốc công nghệ có thể định hướng con đường phát triển mới cho ASEAN.

"Nếu bạn nhìn vào các vấn đề hiện nay, cho dù đó là an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo hay di cư, tất cả đều cần đến các giải pháp công nghệ. Và đây là lĩnh vực tiềm năng để ASEAN và Nhật Bản tận dụng để khai thác trong tương lai".

Trong khi đó, ông Razak lưu ý rằng ASEAN đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ trong nhiều vấn đề như Myanmar và Biển Đông.

Tuy nhiên, ASEAN là một tổ chức rất quan trọng vì tiềm năng tăng trưởng cao của các nước thành viên như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Chính vì vậy, bằng cách nào đó, bất chấp tất cả những vấn đề nội bộ mà khối này đang gặp phải, các nước ASEAN vẫn cần tăng cường hợp tác với quốc gia có thể củng cố nền tảng và giúp khối giải quyết được các thách thức đang đặt ra."

Nhật Bản có vị thế thuận lợi để trở thành đối tác quan trọng nhất của Đông Nam Á

"Trong số nhiều quốc gia hợp tác với khối, Nhật Bản là đối tác rất quan trọng của ASEAN. Quốc gia này không có nhiều lợi ích xung đột trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đã rất tích cực trong việc củng cố quan hệ với ASEAN, đồng thời cung cấp nhiều hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, sản xuất và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, có nhiều nước thành viên ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, như Philippines, Malaysia. Vì vậy, so với Trung Quốc, cũng như so với các nước khác, Nhật Bản có vị thế thuận lợi hơn khi không có các tranh chấp gay gắt với các nước trong khối", ông Junichi Sugawara, Giám đốc của Owls Consulting Group, cho biết.

Mặt khác, chuyên gia này cho rằng Nhật Bản không hung hăng như Trung Quốc trong việc theo đuổi lợi ích trong chính sách đối ngoại của mình. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn rất thận trọng và tuân theo các chuẩn mực. 

Đối với Mỹ, ông Sugawara, cho rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở ASEAN về cơ bản là để duy trì sự cân bằng với Trung Quốc. Ông cũng lưu ý thêm rằng các quốc gia Trung Đông và Hàn Quốc cũng nằm trong số những nhà đầu tư lớn trong khu vực. "Nhưng bất chấp tất cả, mức độ tin tưởng của các nước ASEAN vào người Nhật vẫn mạnh mẽ", ông nói.

Về vấn đề an ninh, ông nhấn mạnh ASEAN không đứng về bên nào và cho rằng điều quan trọng là ASEAN phải nỗ lực giảm thiểu tác động của sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Khi ASEAN không muốn bị coi là quá gần gũi với Mỹ hoặc quá gần với Trung Quốc, Nhật Bản thực sự nên tận dụng điều này.

Ông Mie Oba, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Kanagawa cho rằng "Nhật Bản cần đưa ra được chiến lược cụ thể hơn trong tầm nhìn của mình để các nước ASEAN có thể thấy rõ được lợi ích khi tăng cường quan hệ với Tokyo. Điều quan trọng là Nhật Bản sẽ hành xử như thế nào trong khu vực và trong các thỏa thuận đa phương về lâu dài".

CẨM ANH

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn

 

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ