Tin Tổng Hợp


Tổng cục Thống kê mới đây đã công bố trong báo cáo chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo, những năm đổi mới vừa qua, nhất là trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện đáng kể; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có tiến bộ nên tuổi thọ của người dân không ngừng tăng lên.

Tuổi thọ trung bình

Kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở từ năm 1989 đến nay cho thấy, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh năm 1989 là 65,2 năm đã tăng lên 72,8 năm trong năm 2009 và năm 2019 đạt 73,6 năm.

Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tăng 0,1 năm. Năm 2016 đạt 73,4 năm, 2017 và 2018 đạt 73,5 năm, 2019 đạt 73,6 năm và 2020 đạt 73,7 năm. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của nữ và nam ở Việt Nam đều tăng, nhưng tuổi thọ của nữ vẫn cao hơn nam 5,3 - 5,4 năm.

Năm 2016, tuổi thọ của nữ là 76,1 so với 70,8 của nam. Hai chỉ tiêu tương ứng của nữ và nam năm 2017 là 76,6 và 70,9; năm 2018 là 76,2 và 70,9.

Năm 2019 tuổi thọ của nữ và nam là 76,3 và 71,0 và năm 2020 là 76,4 và 71,0. Trong 6 vùng, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh hằng năm của Đông Nam Bộ luôn đạt mức cao nhất cả nước và Tây Nguyên có mức thấp nhất.

Năm 2020, Đông Nam Bộ có tuổi thọ là 76,2; tiếp đến Đồng bằng sông Cửu Long là 74,9; Đồng bằng sông Hồng là 74,8; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 73,2; Trung du và miền núi phía Bắc là 71,4; Tây Nguyên là 71,0.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ mấy trong các nước ASEAN? - Ảnh 1.

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả nước 2016 - 2020 chia theo vùng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2020, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước (76,5 năm). Tuy rằng tuổi thọ trung bình cả nước cao hơn so với năm 2019 nhưng tỉnh có tuổi thọ cao nhất đã thấp hơn so với năm trước. Chỉ có 2 thành phố trực thuộc Trung ương nằm trong top 10 là TP. HCM và thành phố Đà Nẵng. Tuổi thọ trung bình lần lượt là 76,5 năm và 76,3 năm.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ mấy trong các nước ASEAN? - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

So với mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam đạt cao hơn.

Năm 2017 cao hơn 1,1 năm, năm 2018 cao hơn 0,6 năm và 2019 cao hơn 0,5 năm. Do tuổi thọ tăng qua các năm nên Chỉ số sức khỏe của cả nước đã tăng từ 0,822 năm 2016 lên 0,823 năm 2017; 0,825 năm 2019 và 0,826 năm 2020.

Trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ và theo đó là Chỉ số sức khỏe của Việt Nam đứng ở vị trí 5/11 quốc gia. Được biết, tuổi thọ trung bình của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (83 năm), Brunei (77 năm), Thái Lan (75,5 năm) và Malaysia (75 năm).

Ngoài ra, theo số liệu được tổng hợp và thống kê của trang Statista, tuổi thọ trung bình của Việt Nam giai đoạn 2020-2025 được dự báo sẽ vào khoảng 75,77; xếp thứ 5 trong các nước Đông Nam Á.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ mấy trong các nước ASEAN? - Ảnh 3.

Nguồn: Statista

Số năm đi học

Số năm đi học bình quân của cả nước những năm 2016 – 2020 tiếp tục xu hướng tăng của các giai đoạn trước. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới kết quả đó là số năm đi học bình quân của nữ tăng nhanh hơn số năm đi học bình quân của nam.

Tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nam và nữ từng bước được thu hẹp. Số năm đi học bình quân của nữ tuy vẫn thấp hơn số năm đi học của nam, nhưng đã tăng từ 8,0 năm trong năm 2016 lên 8,6 năm trong 2019. Trong khi đó, số năm đi học bình quân của nam chỉ tăng từ 9,1 năm lên 9,4 năm.

Tính chung, số năm đi học bình quân của cả nước từ 8,5 năm trong năm 2016 tăng lên đạt 8,6 năm vào năm 2017; 2018 đạt 8,7 năm; 2019 đạt 9,0 năm và 2020 đạt 9,1 năm. Số năm đi học kỳ vọng cũng có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ mấy trong các nước ASEAN? - Ảnh 4.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2016 và 2017 đều đạt 12,0 năm; 2018 là 12,1 năm; 2019 và 2020 cùng ở mức 12,2 năm. Như vậy, từ năm 2016 đến năm 2020, số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học của cả nước chỉ tăng 0,2 năm; bình quân mỗi năm tăng 0,05 năm.

Trong những năm 2016 - 2020, số năm đi học bình quân của Việt Nam đạt cao hơn mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á. (Năm 2017 và 2018 cao hơn 1,0 năm; 2019 cao hơn 1,1 năm); đứng thứ 5 khu vực.

Tuy nhiên, số năm đi học kỳ vọng thấp hơn bình quân của khu vực (Năm 2017 thấp hơn 0,9 năm; 2018 thấp hơn 0,8 năm và 2020 thấp hơn 0,9 năm). Do số năm đi học kỳ vọng tăng chậm và đạt thấp nên Chỉ số giáo dục năm 2016 chỉ đạt 0,618; 2017 đạt 0,621; 2018 đạt 0,625; 2019 đạt 0,641 và 2020 đạt 0,640.

Theo thứ hạng, Chỉ số giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đứng thứ 7/11 quốc gia Đông Nam Á. Kết quả này cho thấy, mặc dù Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ dân số biết chữ cao; nhưng khả năng tiếp cận giáo dục vẫn còn hạn chế; đặc biệt là cơ hội đến trường của trẻ em trong độ tuổi đi học.

Anh Tuấn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...