Tin Tổng Hợp


Nhiều năm làm việc với các đối tác Hàn Quốc, tôi hiểu rằng nếu doanh nghiệp Việt Nam không vươn lên, thay đổi tư duy, tầm nhìn, có lẽ sẽ không bao giờ có thể đặt chân được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dây chuyền rework màn hình điện thoại được lắp đặt trong phòng sạch hoàn toàn, đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ - Ảnh: T.H

Đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã khó, vươn lên vị trí hàng đầu trong chuỗi lại càng khó hơn. Bởi vậy không có nguồn lực hỗ trợ, không có sự đầu tư bài bản, nghiêm túc thì công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ chỉ mãi… giậm chân tại chỗ.

Bởi vậy ngay khi thành lập nên DM Vina vào năm 2018, chúng tôi xác định sẽ phải bắt tay, liên kết và hợp tác với doanh nghiệp của nước ngoài, đặc biệt là các công ty Hàn Quốc để nhận chuyển giao công nghệ gốc về việc tái tạo (rework) các loại màn hình của điện thoại, tivi, tablet và lắp ráp sản phẩm linh kiện điện tử.

Riêng đầu tư phòng sạch đã mất tới 5-6 tỉ đồng, chưa kể máy móc, công nghệ "đặc chủng", đều phải nhập khẩu lên tới hàng trăm tỉ đồng. Việc chuyển giao công nghệ cũng phải thực hiện từng bước, từ việc chuyên gia Hàn Quốc đã trực tiếp sang vận hành, hỗ trợ cho đến khi người Việt tiếp quản hoàn toàn và làm chủ động nghệ.

DM Vina - doanh nghiệp có vốn của người Việt Nam chi phối trở thành công ty hiếm hoi là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Nhưng ít ai hiểu được, kết quả đó là cả quá trình gian nan và chấp nhận những rủi ro trong đầu tư để đáp ứng các vòng kiểm tra năng lực chặt chẽ, ngặt nghèo của Samsung. Từ quá trình sản xuất chạy thử, đến vận hành, nhiều tiêu chí về sản phẩm, tính minh bạch, an ninh an toàn… được đặt ra buộc nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Từ sản xuất thử nghiệm một số lượng nhỏ vài trăm sản phẩm tới sản xuất hàng loạt mà vẫn giữ được hiệu suất ổn định là bài toán khó. Bởi phải tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ, thường xuyên hoàn thiện máy móc, thiết bị, đảm bảo dòng chảy sản phẩm thông suốt, hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí, chất lượng. Vì thế khi đã có chứng nhận là nhà cung ứng cấp 1 của Samsung vào đầu năm 2021, DN vẫn phải thêm 5 tháng để đánh giá hiệu suất, khi tất cả các hạng mục đạt trên 80%, hiệu suất sửa chữa đạt trên 70%, thì mới đi vào sản xuất mở rộng theo đơn hàng.

Công ty DM Vina có vốn của người Việt chiếm vai trò chủ đạo đã hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc để nhận chuyển giao công nghệ, trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung.

Tuy vậy, dù đã trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung, nhưng không đồng nghĩa là doanh nghiệp sẽ "chắc chân" trong chuỗi cung ứng. Trong khuôn viên nhà xưởng rộng 6.000 m2, dây chuyền sửa chữa, lắp ráp màn hình điện thoại được đi vào vận hành hơn 2 năm, nhưng sản lượng mới đạt được khoảng 50% công suất thiết kế.

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao đặt ra thách thức cho DM Vina phải luôn hoàn thiện mình. Bởi vậy, doanh nghiệp theo đuối mục tiêu xây dựng nhà máy thông minh, đáp ứng yêu cầu của đối tác là "cái tiến, cải tiến liên tục". Bởi vậy, đến nay dù đã đi vào ổn định sản xuất, hàng tuần các chuyên gia của Samsung vẫn trực tiếp đến nhà máy để hỗ trợ cải tiến, khắc phục lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hóa các công đoạn, tăng hiệu suất cao hơn và giảm chi phí.

Những cũng có điều còn suy tư, khi mà mọi sự nỗ lực của doanh nghiệp đều là "tự thân vận động" hoặc nhờ trợ lực từ đối tác liên kết. Mặc dù DM Vina đã "đi tắt đón đầu", đầu tư ứng dụng công nghệ cao để tái tạo lại màn hình điện thoại thông minh, giúp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, tái sử dụng lại sản phẩm hỏng, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng bất cứ chế độ, chính sách nào của doanh nghiệp công nghệ cao. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ COVID-19 như cấp bù lãi suất, giảm lãi suất, việc tiếp cận cũng khó khăn, khi yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Chúng tôi nguồn lực eo hẹp, nguồn vốn tập trung cho đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ… Thiệt thòi của doanh nghiệp Việt Nam là yếu công nghệ, yếu vốn, nên để có thể bứt phá thì việc liên doanh, liên kết với bên ngoài sẽ tạo nên nền tảng tốt, nhưng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn vẫn cần nhà nước hỗ trợ, đầu tư.

Chúng tôi mong Nhà nước chính sách như vườn ươm khởi nghiệp, có quy định tiếp cận tín dụng, công nghệ cởi mở hơn, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, thúc đẩy phát triển thị trường… để mở thêm nhiều cơ hội, tăng năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng.

Nguồn: https://tuoitre.vn

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...