Thành phố Hirosima trong lành

Thành phố Hirosima trong lành

>> Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 2) Kinh tế số

Nhật Bản còn được biết đến là quốc gia có tính kỷ luật tiết kiệm, luôn có những sáng kiến tối giản hóa sử dụng nguồn lực nhưng đạt được công năng lớn nhất. Trong kinh tế, nguyên tắc đầu tư, phát triển xanh (EGS) bắt đầu trở thành trào lưu.

EGS nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa môi trường (Environment), xã hội (Social) và quản trị (Governance). Các điều kiện của nó là “tài chính xanh”, “cổ phiếu xanh”, “trái phiếu xanh”.

Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức cho doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm khuyến khích các đối tượng này hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Là quốc gia trợ cấp bảo vệ môi trường lớn nhất trong khối các nước OECD.

Mục tiêu của Nhật là bảo vệ tài nguyên, môi trường, làm hài hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường sống, ngăn ngừa những bất ổn trong xã hội, tiến tới nền kinh tế giảm phát thải như cam kết tại COP26.

Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức độc lập ở Nhật Bản đã xây dựng quỹ đầu tư xanh. Chi tiêu công của Nhật Bản cho R&D về năng lượng xanh, bao gồm: năng lượng tái tạo, công nghệ hydro và pin nhiên liệu, hiệu quả năng lượng, và thu giữ carbon đã tăng lên đáng kể và là mức cao thứ hai trong số các nước OECD.

Tại hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết mang tính bước ngoặt, giảm phát thải ròng về “0” đến năm 2050. Để không lỗi hẹn với mục tiêu đề ra, Việt Nam sẽ phải hành động từ bây giờ.

Đó là một chuỗi công việc làm thay đổi tính chất nền kinh tế, thay đổi phương thức sử dụng năng lượng sẽ dẫn đến thay đổi về mặt công nghệ, sản phẩm, hành vi tiêu dùng. Như vậy, Nhật Bản là lựa chọn hợp tác đầy triển vọng.

Việt Nam đang là điểm đến chiến lược của nguồn vốn chất lượng cao của Nhật. Xếp thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.

Nhật Bản là quốc gia rất phát triển về năng lượng tái tạo

Nhật Bản là quốc gia rất phát triển về năng lượng tái tạo

>> Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 1): Gã khồng lồ điện tử...làm nông

Việt Nam có 3 điểm mạnh rất hấp dẫn, nền chính trị - an ninh ổn định, chính sách ổn định và giá nhân công rẻ hơn so với mặt bằng chung thế giới. Tuy nhiên, để nắn dòng vốn FDI phù hợp với COP26, hướng tới kinh tế xanh, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm và cách làm của Nhật.

Thứ nhất, cũng như mọi chương trình khác như nông nghiệp, kinh tế số, Nhật Bản luôn có sự chuẩn bị rất chu đáo, chính sách tác động rất sâu, rất dài để thay đổi cấu trúc, bản chất vấn đề chứ không chỉ là hình thức bên ngoài.

Để hướng tới kinh tế xanh, phải thay đổi từ ý thức của chủ thể sản xuất lẫn chủ thể tiêu dùng. Để buộc doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch, chính phủ Nhật phải có pháp cụ thể hỗ trợ bằng thuế, phí, trợ cấp tiền mặt, đặt ra các điều kiện để khuyến khích, thúc đẩy.

Thứ hai, công nghệ là mấu chốt, không thể có kinh tế xanh nếu vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, cách làm của Nhật là tăng cường đổ vốn vào các trường đại học, Viện nghiên cứu để nghiên cứu, phát triển tìm ra giải pháp mới, tiết kiệm năng lượng, dần đoạn tuyệt với than, dầu.

Thứ ba, xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo trở thành ngành mũi nhọn, cần có nhiều biện pháp hỗ trợ ban đầu. Bao gồm các biện pháp hỗ trợ giá, ưu đãi thuế, trợ cấp trực tiếp và hỗ trợ vay vốn; trực tiếp đầu tư để phát triển năng lực cung hoặc thực hiện kích cầu cho hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Thứ tư, từ công nghệ, kinh nghiệm, tài chính - Nhật Bản hoàn toàn đủ điều kiện để Việt Nam chọn làm đối tác chiến lược để xây dựng nền kinh tế “sạch”.

TRƯƠNG KHẮC TRÀ

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn