Tin Tổng Hợp


Các doanh nghiệp tại Hàn Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tự động hóa trong chuỗi cung ứng, sử dụng nhiều robot nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt về nhân sự.

Một công nhân chỉ cần thiết lập chế độ hoạt động cho robot, rồi nhấn nút và sau đó, robot có thể bắt đầu đảm nhiệm công việc của một người thợ hàn lành nghề. Thậm chí, nhờ được trang bị chức năng ngăn ngừa va chạm, robot có thể làm việc trong một phạm vi chật hẹp mà không cần tới các rào chắn an toàn như con người. Nhờ đó, hiệu quả công việc đã tăng gấp 5 lần.

Ông Choi Doo-jin - Đại diện công ty Samsung Heavy Industries chia sẻ: "Sự thiếu hụt lao động giàu kinh nghiệm dẫn tới các vấn đề chất lượng và an toàn. Vì vậy, chúng tôi đã phát triển một hệ thống cho phép robot và các thợ hàn ít kinh nghiệm có thể phối hợp với nhau".

Một doanh nghiệp khác là Speefox - nhà sản xuất tụ điện lớn nhất Hàn Quốc cũng rơi vào tình cảnh khó tuyển dụng được lao động tay nghề cao. Công ty đã sử dụng robot để tự động hóa 75% quy trình sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sản xuất và cắt giảm nhu cầu về nhân lực. Các khoản chi phí tiết kiệm đã được công ty sử dụng để thuê thêm nhân sự phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời triển khai chế độ tuần làm việc bốn ngày, giảm bớt áp lực cho người lao động.

Bà Kim Hyo-jin - Giám đốc điều hành công ty Speefox cho biết: "Thời gian làm việc của các nhân viên đã giảm từ 5 xuống 4 ngày/tuần. Nhu cầu đối với các nhiệm vụ có tính kỹ thuật cao đang gia tăng".

Theo dữ liệu của Liên đoàn robot quốc tế, tính đến năm 2021, Hàn Quốc là nước đứng đầu thế giới về mật độ sử dụng robot công nghiệp, khi cứ 10 nghìn công nhân lại có 1 nghìn robot. Con số này cao gấp 7 lần mức trung bình của thế giới và bỏ xa các nước xếp sau là Singapore, Nhật Bản hay Trung Quốc. KBS dự báo, số lượng robot được sử dụng tại các khu công nghiệp Hàn Quốc sẽ còn gia tăng hơn nữa trong thời gian tới, để bù đắp cho lực lượng lao động đang ngày càng thiếu hụt.

Thanh Hiệp

 

 

 

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...