Tin Tổng Hợp


Châu Á dẫn đầu xu hướng này, với Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật dự kiến ​​sẽ có tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao nhất vào năm 2050.

Nhật Bản nổi tiếng với dân số già và đã đứng đầu danh sách này vào năm 2022, nhưng các nền kinh tế châu Á khác đang có sự chuyển mình đáng kể. Ảnh: Chanelle Nibbelink.

Nhân dịp Liên Hiệp Quốc kỷ niệm Ngày Công bằng Xã hội Thế giới vào ngày 20/2, nền tảng chuyên về dữ liệu Statista đã tổng hợp một trong những thách thức chính mà thế giới đang phải đối mặt trong những thập kỷ tới: dân số già, một sự chuyển đổi dần dần và phần lớn là không thể đảo ngược được. Theo Ban Dân số Liên Hiệp Quốc, số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong 3 thập kỷ tới, đạt 1,6 tỉ người vào năm 2050.

Như biểu đồ sau đây cho thấy, châu Á đang dẫn đầu xu hướng này, với Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật dự kiến ​​sẽ có tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao nhất vào năm 2050. Trong khi Nhật nổi tiếng với dân số già và đã đứng đầu danh sách này vào năm 2022, các nền kinh tế châu Á khác đang có sự chuyển mình đáng kể, vì chất lượng sống tại đây đã được cải thiện trong những thập kỷ qua và tiếp tục như vậy. Đến năm 2050, khoảng 40% dân số Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật dự kiến ​​sẽ từ 65 tuổi trở lên, điều này tạo ra sự khác biệt lớn so với mức độ hiện được quan sát thấy ở các khu vực phát triển cao.

“Già hóa dân số là một xu hướng toàn cầu rõ ràng của thời đại chúng ta”, Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc viết trong Báo cáo Xã hội Thế giới 2023, gọi đây là “câu chuyện thành công lớn” mang đến cả thách thức và cơ hội. Một trong những thách thức chính đối với các quốc gia có dân số già là đảm bảo rằng nền kinh tế có thể hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng của số lượng người già ngày càng tăng, có thể bằng cách tăng tuổi nghỉ hưu hợp pháp, loại bỏ các rào cản đối với việc người già tự nguyện tham gia lực lượng lao động hoặc bằng cách đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng, chăm sóc sức khỏe và cơ hội làm việc trong suốt cuộc đời, điều này có thể giúp tăng cường an ninh kinh tế ở tuổi già.

Đặc biệt là các quốc gia đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học có cơ hội lập kế hoạch trước và thực hiện các biện pháp phù hợp trước thời hạn, để quản lý hiệu quả những thách thức đi kèm với dân số già.

Nguyên Hồ

Nguồn: https://nhipcaudautu.vn

Bài viết liên quan

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...