Tin Tổng Hợp


Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) ngày 30/3 công bố số liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3 đã giảm, nhưng vẫn cao hơn dự báo của các chuyên gia.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu của Destatis nêu rõ tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với mức 8,7% trong tháng 2 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế Đức đã giảm rõ rệt. Trước đó, các chuyên gia kinh tế Đức dự báo lạm phát trong tháng 3/2023 ở mức 7,3%.

Cũng theo Destatis, từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, giá năng lượng và lương thực nói riêng đã tăng mạnh, gây tác động lớn đến tỷ lệ lạm phát. Trong tháng 3 này, giá lương thực tiếp tục tăng với tốc độ trên mức trung bình là 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, giá năng lượng vốn tăng vọt hồi tháng 3/2022, đã chậm lại đáng kể ở mức 3,5%.

Destatis cho rằng nguyên nhân chính khiến lạm phát giảm là do giá năng lượng tăng thấp hơn đáng kể.

Hầu hết giới chuyên gia kinh tế Đức đều nhận định lạm phát hiện đã đạt đỉnh và xu hướng đi xuống sẽ dần rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

Một tín hiệu lạc quan nữa của nền kinh tế Đức là tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên liệu trong ngành công nghiệp Đức đang giảm mạnh. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu  kinh tế Ifo, số lượng doanh nghiệp gặp vấn đề vấn đề nguồn cung đã giảm từ mức 45,5% trong tháng 2 xuống mức 41,6% trong tháng 3. Vào tháng 11 năm ngoái, tỷ lệ này vẫn ở mức 60%.

Theo chuyên gia Klaus Wohlrabe tại Viện Ifo, xu hướng giảm trên sẽ tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp trong những tháng tới. Mặc dù vậy, chuyên gia Wohlrabe cũng cho rằng vẫn còn chặng đường dài nữa để có thể giải quyết hoàn toàn các nút thắt.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng lượng đơn hàng tồn đọng cao trong các ngành công nghiệp sẽ hỗ trợ sản xuất trong những tuần và tháng tới./.

Vũ Tùng/TTXVN

Nguồn: https://bnews.vn

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...