Tin Tổng Hợp


Chính phủ đã trình Quốc hội Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025. Đây không chỉ là bước đệm cho mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030 mà còn là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trên con đường phát triển bền vững.

-9288-1739774170.jpg

Việt Nam cần tiến lên cạnh tranh với các nước trong các phân khúc công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn.

Từ yêu cầu đổi mới khoa học – công nghệ

Chính phủ và Quốc hội xác định, để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế Việt Nam không thể tiếp tục dựa vào các mô hình tăng trưởng truyền thống, mà phải tận dụng triệt để những đột phá từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Muốn tăng trưởng 8% năm nay hay hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, thì khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là nền tảng quan trọng nhất”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, còn rất nhiều vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trao đổi với Vnbusiness về những vấn đề tồn tại trong công tác nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, Việt Nam có nhiều bằng sáng chế, số lượng tiến sĩ đông đảo nhưng các nghiên cứu ứng dụng thực tiễn không nhiều, thường “trên bàn giấy hoặc cất tủ”. 

Nguyên nhân chính là vướng cơ chế thương mại hóa công trình khoa học được tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thiếu sự kết nối giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học.

“Cần có những cơ chế mở để mà doanh nghiệp và nhà nước cùng làm, nhà nước và nhà khoa học cùng làm, nhà khoa học và doanh nghiệp cùng làm. Nếu không có những cơ chế cộng tác, hợp tác như vậy thì khó tạo ra đột phá”, ông Huân cho biết.

Trước đó, bàn về động lực tăng trưởng cho Việt Nam trong giai đoạn tới, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP Việt Nam nhận định, để đạt mục tiêu quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam không thể tiếp tục dựa vào các hoạt động đòi hỏi lao động phổ thông trong thời gian tới mà cần học hỏi từ các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... xác định phát triển năng lực công nghệ quốc gia là yếu tố then chốt.

Chi tiêu công cho giáo dục đại học và nghiên cứu tại Việt Nam vẫn còn thấp. Ngân hàng Thế giới ước tính, năm 2019, Việt Nam chi 0,27% GDP cho giáo dục đại học, so với 1,12% tại Trung Quốc, 0,95% ở Malaysia và 0,6% ở Thái Lan. Tương tự, Việt Nam dành 0,4% GDP cho nghiên cứu và phát triển, thấp hơn Trung Quốc (2,4%), Malaysia (1%) và Thái Lan (1,3%).

Việt Nam cũng bị đánh giá thấp về đầu ra sản phẩm nghiên cứu. Theo tạp chí Nature, trường đại học xếp hạng cao nhất của Việt Nam đã công bố mười công trình nghiên cứu quốc tế trong các ngành khoa học từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024, và Việt Nam đã không có tổ chức giáo dục nào nằm trong top 1.000 thế giới. Trong khi đó, các tổ chức giáo dục hàng đầu ở Singapore đã công bố hơn một nghìn bài báo trên các tạp chí quốc tế trong cùng kỳ.

Đến kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Theo bà Ramla Khalidil, còn nhiều điều hơn nữa Việt Nam có thể thực hiện để huy động năng lực và chuyên môn của các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia khác đang làm việc tại các trường đại học quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia.

Một số doanh nghiệp trong nước đã đi đầu trong việc tập hợp đội ngũ tuyển dụng để xác định các ứng viên có kỹ năng và chuyên môn cụ thể cần thiết để giúp họ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Các trường đại học có thể học hỏi kinh nghiệm này bằng cách tuyển dụng các nhà khoa học Việt Nam có thành tích quốc tế để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các trường đại học và viện nghiên cứu Việt Nam.

“Hướng tới tương lai, Việt Nam có cơ thể phát huy những thành tựu đã đạt được và tiến lên nước thu nhập cao. Để duy trì tính cạnh tranh, Việt Nam cần chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn và đầu tư vào đổi mới. Việt Nam có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, nếu thực hiện các chính sách định hướng tương lai và thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu”, bà Ramla Khalidil nhấn mạnh.

Tháng 12/2024, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá như “Khoán 10” trong đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Để Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ đã trình Quốc hội Nghị quyết thí điểm nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện tại, đồng thời đề xuất 5 cơ chế đặc biệt để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ.

Trong đó bao gồm, thứ nhất là xây dựng cơ chế đặc biệt để phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ hai, cơ chế đặc biệt cho quản lý, trong đó áp dụng mô hình lãnh đạo công - quản trị tư; đầu tư công - quản lý tư; đầu tư và sử dụng nguồn lực công trong các hoạt động khoa học và công nghệ. Thứ ba, tạo cơ chế đặc biệt để thúc đẩy thương mại hóa các công trình khoa học và hỗ trợ các nhà khoa học đưa sản phẩm ra thị trường. Thứ tư, là đề xuất miễn trừ trách nhiệm với nhà khoa học trực tiếp thực hiện dự án. Và thứ năm, xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn lực cho khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi hàng loạt luật liên quan, bao gồm Luật Ngân sách, Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và Công nghệ... với mục tiêu hoàn thành trong năm nay.

Hiện tại, Quốc hội đang trong quá trình thảo luận để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết. Nhiều kỳ vọng, sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.

-2584-1739774170.jpg

 Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM

 Cần ưu đãi về thuế với các nhà khoa học, hoạt động KHCN để khuyến khích, thu hút nhà khoa học quốc tế. Hiện nhiều quốc gia cấp học bổng tiến sĩ cho chúng ta nhưng thực ra họ đang tận dụng nguồn chất xám của chúng ta để tham gia các đề tài nghiên cứu của họ. Nếu chúng ta có cơ chế, họ sẽ tổ chức việc nghiên cứu tại Việt Nam, tạo cơ hội nghiên cứu sản phẩm khoa học cũng như đào tạo nhân lực.

-4659-1739774170.jpg

 Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC

 Chúng ta đang nghiên cứu khoa học công nghệ nhưng chữ khoa học không gắn với công nghệ và chữ công nghệ không gắn với thị trường, doanh nghiệp. Đây là điểm mà tôi mong chờ là khi sáp nhập Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông thì chúng ta sẽ khắc phục điểm nghẽn này.

-1463-1739774170.jpg

 Ông Hoàng Minh Hiếu, Đại biểu Quốc hội

 Cần có chính sách để Nhà nước trở thành khách hàng đầu tiên và quan trọng nhất đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là vấn đề rất quan trọng. Nếu không có các chương trình của Nhà nước trong việc tiêu thụ, sử dụng chip bán dẫn vào thập kỷ 1950, 1960 thì các doanh nghiệp sản xuất chip vào thời điểm đó sẽ không có đủ nguồn lực và động lực để tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển chip bán dẫn tiên tiến như ngày nay.

Theo Đỗ Kiều (vnbusiness.vn)

Bài viết liên quan

Tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% đòi hỏi rất nhiều...

Kỳ vọng động lực mạnh mẽ từ khối doanh nghiệp tư nhân

Trong bối cảnh đầy biến động, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam...

Tạo lối đi mới để doanh nghiệp trụ vững trước những ‘cơn giông’

Nhìn vào số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng trong...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Tăng trưởng kinh tế 8% và 'đòn bẩy' từ khoa học công...

Muốn đạt tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hai con số vào các...

Tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% đòi hỏi rất nhiều...

Kỳ vọng động lực mạnh mẽ từ khối doanh nghiệp tư...

Trong bối cảnh đầy biến động, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam...

Tạo lối đi mới để doanh nghiệp trụ vững trước...

Nhìn vào số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng trong...

Xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp...

Trong bối cảnh nhu cầu không có nhiều đột biến nhưng đầu tư...

Doanh nghiệp sản xuất lạc quan hơn bất chấp PMI tháng...

Các điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất Việt Nam xấu đi...

'Lá chắn thép' để hàng Việt ứng phó với áp lực...

Năm 2025 được dự báo là năm tiếp tục có sự cạnh tranh gay...

Cận Tết, lãi suất huy động đua tăng, lãi suất cho vay...

Dịp Tết, nhiều doanh nghiệp chi trả tiền thưởng, kéo theo nhu...

Ngoại giao golf 'chạm' mối quan hệ Việt-Mỹ: Thủ...

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ngày 21/1, Thủ...

Chờ những cú hích để hàng Việt xuất khẩu vượt...

“Cửa ải” tiêu chuẩn ESG sẽ dễ dàng hơn cho hàng Việt xuất...