Tin Tổng Hợp


Từ 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định của Thủ tướng ban hành khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, quyết định quy định cụ thể về mức giá tối đa và tối thiểu của mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/2.

-1599-1675668751.jpg

Từ 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.

Cụ thể, khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) quy định mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu 1.826,22 đồng/kWh, mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa 2.444,09 đồng/kWh.

Như vậy, so với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng/kWh, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh. 

Quyết định của Thủ tướng yêu cầu khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện, cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

Được biết, việc điều chỉnh khung này chưa làm thay đổi ngay giá điện bán lẻ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Khung giá bán lẻ điện bình quân là mức sàn và trần để Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), vốn được áp dụng kể từ lần điều chỉnh vào hồi tháng 3-2019.

Bộ Công Thương vừa thúc EVN sớm quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, cũng như làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán. Trên các cơ sở này, Bộ Công Thương sẽ công bố kết quả kiểm tra chi phí và tính toán phương án giá điện năm nay.

Năm ngoái, EVN ước lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng và mới đây đã đề xuất tăng giá bán lẻ điện. Bộ Công Thương cho biết đang rà soát và sẽ có lộ trình tăng hợp lý. 

Tại một hội nghị cuối tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề giá điện theo tinh thần lợi ích hài hoà, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

"Giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được", Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tránh điều hành "giật cục", cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.

Thy Lê

Nguồn: https://vnbusiness.vn

 

Bài viết liên quan

Thất thu tỷ USD, doanh nghiệp cảng biển muốn tăng phí xếp dỡ hàng hoá

Doanh nghiệp cảng biển đề xuất tăng phí bốc dỡ hàng hóa khi...

4 ngân hàng của Nhật Bản hợp vốn giúp Việt Nam giảm phát thải khí CO2

Bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức...

Quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thất thu tỷ USD, doanh nghiệp cảng biển muốn tăng phí...

Doanh nghiệp cảng biển đề xuất tăng phí bốc dỡ hàng hóa khi...

4 ngân hàng của Nhật Bản hợp vốn giúp Việt Nam giảm...

Bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức...

Quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2.2%...

Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến...

Ngành giấy khuyến cáo năng lực sản xuất bao bì đã...

Đánh giá rằng năng lực sản xuất bao bì giấy phổ thông ở...

Xuất khẩu thêm 'lạnh' sau vụ sụp đổ của một số...

Vụ sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, Thụy Sỹ đang gián...

Lực lượng lao động Robot đang tác động như thế nào...

Theo nhiều người, sự trỗi dậy của máy móc có nguy cơ phá vỡ...

Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

Chiến sự Nga - Ukraine, cạnh tranh Mỹ - Trung, hay những rạn nứt...

TOSHIBA: Tín hiệu từ sự sụp đổ (Phần 2)

Sự sụp đổ của Toshiba gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến...

TOSHIBA: Gây dựng 70 năm, mất mình chỉ trong 1 thập kỷ...

Toshiba vừa đồng ý bán mình giá hơn 15 tỷ đô. Một giá quá...

Doanh nghiệp tập trung củng cố nguồn lực, tái thiết...

Doanh nghiệp có thể duy trì sự tập trung vào những mục tiêu...