Tin Tổng Hợp


Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam - Nhật Bản diễn ra từ ngày 15 - 17/12/2021, các nhà quản lý, nghiên cứu đầu ngành về chất thải rắn, kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và Việt Nam vừa có cuộc bàn luận nhằm hoàn thiện chính sách của Việt Nam trong việc mở rộng thực hiện kinh tế tuần hoàn, từng bước chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính (chỉ quan tâm đến sản xuất - sử dụng - thải bỏ) sang nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững.

Xu thế tất yếu

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Tái chế và quản lý chất thải: Chính sách trọng tâm của kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đối với vòng đời sản phẩm của mình

Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Đặc biệt tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, kinh tế tuần hoàn được thể hiện trải dài trong các quy định, từ nhãn nguy hại, nhãn sinh thái, nhãn xanh, đến quy định về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, yêu cầu tái chế, tái sử dụng và thu gom chất thải, các quy định về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó quá trình sản xuất - tiêu dùng - cung cấp dịch vụ đảm bảo 4 mục tiêu: Tiết giảm sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu; kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm phát thải; không gây tác động xấu tới môi trường.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để hiện thực hóa khái niệm và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính thành nền kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho phép tất cả các thành phần của nền kinh tế áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiêu dùng cũng như xử lý chất thải.

Tại hội thảo quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, vừa diễn ra mới đây, bà Hata Yumiko, Trưởng bộ phận kinh tế tuần hoàn tài nguyên, Vụ Môi trường và Công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển các chính sách kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, tầm nhìn về nền kinh tế tuần hoàn năm 1999 đến tầm nhìn mới được xây dựng vào năm 2020. Bên cạnh đó là các đạo luật cơ bản để thiết lập "xã hội tuần hoàn - vật chất an toàn" được xây dựng trên tinh thần "mottainai" – văn hóa không lãng phí của người Nhật để khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Những bài học, kinh nghiệm từ Nhật Bản sẽ giúp ích Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế tuần hoàn.

Giải pháp thúc đẩy

Thực tế, kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây 20 năm với những định danh khác, có thể là mô hình VAT (vườn - ao - chuồng), một mô hình đất nước nông nghiệp chúng ta thời kỳ đó đã áp dụng khá thành công. Còn có khái niệm “khu công nghiệp sinh thái”, “sản xuất sạch hơn”, “không phát thải” hay tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất… cũng là một phần của kinh tế tuần hoàn đã được đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể coi đó là những khái niệm còn rời rạc, xen kẽ và thiếu tính hệ thống.

Kinh tế tuần hoàn đem đến một góc nhìn với tư duy hệ thống mới về việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu theo chiều hướng hiệu quả, tiết kiệm hơn, vòng đời dài hơn, đạt giá trị cao hơn so với cách thức truyền thống hiện tại. Một nghiên cứu của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới cho thấy, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tạo ra ít nhất 7.700 tỷ USD cơ hội thị trường vào năm 2030 cho doanh nghiệp và hơn 380 triệu cơ hội việc làm mới, đồng thời duy trì đà tăng trưởng bền vững của kinh tế toàn cầu.

Việc đưa khái niệm kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi là một trong những bước đột phá trong chính sách môi trường của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khái niệm này và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính hiện tại thành nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Đặc biệt, để nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn và tạo nên những phong trào thực hiện rộng khắp trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa hay quy mô siêu nhỏ không hề đơn giản.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nêu quan điểm: Ở Việt Nam, để nhân rộng các mô hình này và tạo nên những phong trào thực hiện rộng khắp trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa hay quy mô siêu nhỏ không hề đơn giản. Nhất là khi kinh tế tuần hoàn chưa được luật hóa, chưa trở thành những quy định bắt buộc hay những điều kiện mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, cũng chưa có bất kỳ cơ chế cụ thể, chi tiết về những ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về tiếp cận đất đai, tín dụng hay thuế, phí... từ đó, tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư và triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn hay chuyển đổi dây chuyền, quy trình hoạt động hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo PGS, TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai các quy định này của Luật, trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể chế hóa cụ thể. Thứ nhất, sẽ thông qua kế hoạch quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn cho tất cả các ngành như công nghiệp, vận tải, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, các hoạt động liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp. Đây là những trụ cột chính mà nhiều nước trên thế giới đang triển khai để các ngành thực hiện nền kinh tế tuần hoàn; thứ hai, lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các tỉnh, địa phương, các ngành kinh tế theo quy định của Luật Quy hoạch; thứ ba, yêu cầu doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị sản phẩm và quá trình sản xuất của họ.

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn là có thể nâng cao lượng khách hàng khi họ thể hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng và xã hội; giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đầu tư ban đầu tương đối lớn, do phải thay đổi công nghệ, đổi mới mô hình sản xuất, nhưng trong tương lai sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí rất lớn.

Thanh Tâm

Nguồn: https://congthuong.vn

Bài viết liên quan

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần vượt qua trong năm 2025

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần...

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...