Tin Tổng Hợp


Khảo sát cho thấy chưa đến 10% trong tổng số 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sử dụng robot trong sản xuất, cùng với đó là việc đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu còn khó khăn. Lý do không mới nhưng vẫn là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự kết nối giữa khối nội và khối ngoại trong việc phát triển công nghiệp.

“Không hề dễ dàng” là cụm từ mà bà Đỗ Thị Thúy Hương, Uỷ viên thường trực Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp (DN) điện tử Việt Nam khi chia sẻ về con đường để trở thành nhà cung ứng linh phụ kiện cho các tập đoàn đa quốc gia.

Chưa đến 10% sử dụng robot

Gắn bó với ngành điện tử nhiều năm, bà Hương cho biết DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, yếu về vốn và công nghệ; trình độ quản trị sản xuất còn thấp. Để trở thành nhà cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia cần vượt qua rất nhiều hạng mục tiêu chí, đó là bộ chỉ số mà DN phải nỗ lực như Samsung có 4 bộ chỉ số về đảm bảo chất lượng, an toàn an ninh, kiểm soát minh bạch, đảm bảo chỉ số sản xuất. Tương tự, các hãng khác của Hoa Kỳ, Nhật Bản… cũng đều quy định như vậy.

-4874-1664957684.png

Chưa đến 10% DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Điều này đòi hỏi, DN cần phải nỗ lực đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng ổn định, đáp ứng được chứng chỉ quốc tế. Để đáp ứng được chứng chỉ này là nỗ lực lớn của DN, không chỉ năng lực, quy trình, con người mà cả về tài chính.

“Nhiều DN mặc dù tham gia vào chương trình tư vấn cải tiến năng lực của Bộ Công Thương nhưng không phải DN nào có thể trở thành nhà cung ứng. Điều này đòi hỏi cần sự nỗ lực hơn nữa từ phía DN, hỗ trợ bộ ngành và tập đoàn đa quốc gia để DN Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Hương khuyến nghị.

Theo ông Phạm Thanh Tùng, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy có 5.000 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT, chủ yếu thuộc ngành cơ khí, dệt may, da giày. 88% là DN nhỏ và vừa, dưới 300 lao động. DN hỗ trợ Việt Nam còn điểm yếu cố hữu như trình độ năng lực còn thấp, chưa tham gia sâu vào chuỗi.

Cụ thể, khoảng trên 30% DN cho biết vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% DN có sử dụng thiết bị tự động hóa, và chưa đến 10% DN có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất, chỉ 20% DN đạt tiêu chuẩn ISO 9000…

Trong khi đó, Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu đang đặt ra những thách thức với DN trong việc nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà mua hàng.

Đặc biệt, trước yêu cầu của người tiêu dùng, xu thế phát triển bền vững trở thành tất yếu của nền công nghiệp toàn cầu, điều này đặt ra thách thức với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vì chủ yếu gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp nên DN cần tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về tâm thế sẵn sàng của DN Việt Nam trong kết nối với tập đoàn đa quốc gia, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký VCCI, cho rằng số liệu từ Cục Công nghiệp cho thấy DN nhỏ và vừa gặp khó khăn khi chỉ có 10% DN áp dụng công nghệ, robot. Trong khi đó, hiện nay, DN đầu chuỗi như Samsung thì công nghệ là yêu cầu phải có, nhưng với DN Việt thì đây là rào cản vì kỹ năng, năng lực đáp ứng yêu cầu tham gia vào chuỗi còn khiêm tốn.

Không dễ vượt rào cản 

Qua tiếp xúc với nhiều DN, Tổng Thư ký VCCI cho rằng thực sự với mỗi DN Việt Nam để tham gia vào chuỗi cung ứng là nỗ lực vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần sự chung tay mạnh mẽ, tâm huyết từ phía tổ chức hỗ trợ, DN nước ngoài. Việt Nam đang đứng trước thách thức và cạnh tranh mạnh mẽ, việc tham gia được vào chuỗi hay không cần sự nỗ lực của các bên rất cần thiết.

Ở góc độ nhà mua hàng, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trung tâm mua hàng Samsung Việt Nam, cho hay bất kỳ DN nào cũng có thể giao dịch với Samsung, miễn sao DN đó có khả năng cạnh tranh về kỹ thuật, kinh nghiệm, chất lượng.

Đại diện Trung tâm mua hàng Samsung Việt Nam cho hay, hiện nay có 6 nhà máy ở Việt Nam chuyên sản xuất điện thoại, đồ gia dụng… Việc trở thành nhà cung cấp của Samsung Việt Nam, đồng nghĩa với việc có thể cung cấp linh phụ kiện tới các nhà máy của Samsung ở Trung Quốc, châu Âu hay Bắc Mỹ. Như vậy rõ ràng là cơ hội luôn có nhưng vấn đề là tận dụng thế nào.

Theo nhiều chuyên gia, sản phẩm Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, cũng như đảm bảo chất lượng xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Đôi khi giá chào hàng hơi cao cũng khiến nhà mua hàng e ngại. Điều này cho thấy, giá thành sản xuất cao và hệ thống quản lý chất lượng thiếu ổn định và tin cậy là hai thách thức chính của các DN sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thay vì tập trung đi tìm kiếm đối tác mua hàng, các DN CNHT Việt Nam cần tập trung phát triển mức độ sẵn sàng cho việc hợp tác khi có nhà mua hàng tiềm năng. Do vậy, các DN cần có tinh thần cởi mở trong hợp tác với khách hàng tiềm năng ở cả phương diện tính giá và vận hành sản xuất bởi với kinh nghiệm mua hàng và sản xuất toàn cầu, nhà mua hàng có hỗ trợ cho DN Việt. 

Theo ông Lee Junho, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ Việt – Hàn, Việt Nam cần phải có nhiều chương trình, dự án nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho DN Việt. Hiện, DN Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm kết nối với tập đoàn đa quốc gia. Để giải quyết vấn đề này cần có cơ chế đẩy mạnh kết nối, hợp tác giữa DN đầu chuỗi với DN Việt Nam, cần xây dựng chương trình, chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm từ các nhà mua hàng trên thế giới. 

-6129-1664957684.png

Ông Ngô Khải Hoàn

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Việt Nam

Việc thúc đẩy mạnh công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ vẫn là trọng tâm cần ưu tiên. Do vậy, cần làm rõ điểm nghẽn, vướng mắc, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nâng cao năng lực, cải thiện sức cạnh tranh của DN trong thời gian tới. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu thêm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các DN làm công nghiệp phụ trợ, đồng thời phối hợp xây dựng các nhà máy thông minh thông qua hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia triển khai đào tạo quản lý cấp trung, mở ra cơ hội hợp tác với DN đầu chuỗi lớn khác.

-8763-1664957684.png

Ông Paul Weijers

Cố vấn cao cấp Dự án USAID LinkSME

Tôi đến Việt Nam từ năm 2000, ngày đó đi đâu cũng kèm theo phiên dịch, giờ mọi người nói tiếng Anh tốt hơn nhưng trong sự kiện kết nối DN thường thì vẫn phải dùng phiên dịch. Vậy nên ngôn ngữ cũng là rào cản, là vấn đề trong kết nối. Vì vậy, cần nâng cao trình độ ngôn ngữ cho DN Việt, cụ thể là tiếng Anh. Tương lai gần, chúng ta cần nâng cao năng lực cho DN Việt thông qua đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin. Tỷ lệ DN sử dụng công nghệ robot chưa nhiều, cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ làm sao chất lượng ổn định là điều nên làm và cố gắng làm sớm nếu không muốn ở ngoài “cuộc chơi”, ở ngoài xu thế toàn cầu.

-1971-1664957684.png

Ông Choi Kuoung Soo

Tổng giám đốc Trung tâm Mua hàng Samsung Việt Nam

Thời gian qua, Samsung đã cử chuyên gia có kinh nghiệm hàng chục năm sang Việt Nam để đào tạo, tập huấn kinh nghiệm cho các DN Việt. Tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ DN trong nước cùng phát triển, không dừng ở việc mở rộng tham gia của DN Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Samsung sẽ nỗ lực thêm nữa trong việc phát triển chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội cho các bên liên quan thúc đẩy phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Nhật Linh

Nguồn: https://vnbusiness.vn

 

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ