Bảo vệ môi trường là việc thiết thực mà ai cũng cần hành động. Sống xanh là việc làm nhỏ cần ý thức của mỗi người góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến Trái Đất.
Tái sử dụng đồ cũ, sống tối giản: Để vật dụng không bị vứt bỏ lãng phí hoặc hư hỏng do không sử dụng, bạn nên tiết giảm việc mua sắm đồ không cần thiết, tái sử dụng đồ vật bằng cách thay thế công năng phù hợp…
Sống tối giản để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa)
Chai nhựa có thể “hồi sinh” khi được tận dụng làm lọ hoa; chiếc túi vải cũ có thể dùng đựng thực phẩm khi đi chợ; lọ thủy tinh có thể dùng để trồng cây…
Dùng chất tẩy rửa từ nguyên liệu xanh-sạch: Chất tẩy rửa hóa học thường chứa nhiều hóa chất gây hại cho môi trường.
Các loại chất tẩy rửa thải ra môi trường nhiều chất độc hại. (Ảnh minh họa)
Cùng với thực phẩm hữu cơ, sản phẩm làm đẹp hữu cơ, những sản phẩm vệ sinh, chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên cũng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người trẻ. Nhiều người tự chế biến chất tẩy rửa từ nguyên liệu giấm, chanh, bồ hòn, bồ kết, sả… để bảo vệ sức khỏe gia đình, đồng thời giảm gánh nặng cho môi trường.
Tiết kiệm điện và nước: Tắt điện và nước khi không sử dụng - thói quen này giúp tiết kiệm tài nguyên đáng kể. Ngoài ra, mua các thiết bị điện gia dụng tiết kiệm năng lượng như bóng đèn CFL hoặc LED, vòi tiết kiệm nước… giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Nước sinh hoạt cần sử dụng hợp lý. (Ảnh minh họa)
Bảo vệ tài nguyên nước là một lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các biện pháp về giữ gìn trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước, phòng chống khắc phục các hậu quả tác hại do nước gây ra. Bảo vệ tài nguyên nước phải căn cứ vào sự vận động của nước, các ảnh hưởng của từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông đối với tài nguyên nước cũng như yêu cầu về khai thác sử dụng nước sinh hoạt.
Bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Điều này xuất phát từ các đòi hỏi khách quan trong đời sống xã hội cũng như vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước.
Trồng thêm cây xanh: Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, một cây xanh trưởng thành cao trên 30 m có thể hấp thụ khoảng 22,7 kg khí CO2 trong một năm, bên cạnh đó là các chất độc hại từ không khí khác như anhidrit, sunfua, fuo, clo, amoniac…
Chưa kể, cây xanh là “tấm lá chắn” giúp ngăn bụi. Việc trồng thêm cây xanh và hướng dẫn thế hệ tương lai phủ xanh hành tinh góp phần chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời hướng đến phát triển bền vững.
Trồng cây xanh là biện pháp tốt nhất để giảm phát thải khí carbon. (Ảnh minh hoạt)
Thay đổi thói quen để giảm phát thải carbon: Biến đổi khí hậu là một vấn đề môi trường đang được quan tâm. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là lượng khí thải carbon dioxit (CO2) tăng nhanh. Trên thực tế, ai trong chúng ta cũng có thể góp phần giảm lượng khí thải bằng cách đổi lối sống. Thay vì sử dụng xe máy hoặc ôtô, chúng ta có thể bộ hoặc đi xe đạp khi cần di chuyển đoạn đường ngắn, chọn sử dụng thiết bị điện tiết kiệm năng lượng…
“Tạm biệt” nhựa dùng một lần: Dừng chân tại các cửa hàng đồ uống, thức ăn nhanh hay tham gia bữa tiệc tại gia, ngoài trời, bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc đĩa, muỗng bát, ống hút dùng một lần.
Nhựa một lần gây gánh nặng cho môi trường. (Ảnh minh họa)
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của đồ nhựa dùng một lần, nhưng những vật dụng tưởng chừng vô hại này lại mang nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe, đồng thời tăng gánh nặng môi trường. Bạn có thể từ chối, thay thế vật dụng nhựa dùng một lần bằng các lựa chọn tái sử dụng được bằng thủy tinh, inox…
Phân loại rác: Khi dọn dẹp nhà cửa hay đơn giản loại bỏ những vật dụng, thực phẩm không dùng đến, chúng ta thường tống hết vào một chiếc túi và mang đến bãi rác. Thực tế, hành động này tương đương với việc đem rác từ nhà riêng sang “nhà chung”. Lon nhôm, hộp sữa giấy, chai nhựa… có thể nhận được “cuộc sống mới” thay vì vùi mình hàng trăm năm trong bãi rác mà không thể phân hủy. Tuy nhiên, để tái sinh, các vật dụng này cần được phân loại và làm sạch ngay tại nguồn.
Thế hệ trẻ là người song hành với Trái Đất trong tương lai. Với họ, sống xanh không phải là khái niệm quá phức tạp mà đơn giản bắt đầu từ thói quen hàng ngày như phân loại rác tại nhà và hướng dẫn người thân, con trẻ cách “lọc rác” tại nguồn.
Phân loại rác thải là việc làm thiết thực. (Ảnh minh họa)
Tại Việt Nam, nhiều dự án, hoạt động xã hội hướng đến giáo dục cách phân loại rác thải cho thế hệ trẻ được hưởng ứng. Trong đó có chương trình "Phân loại rác thải" do Tập đoàn SCG, công ty Hóa dầu Long Sơn phối hợp doanh nghiệp xã hội mGreen (TP.HCM) thực hiện tại trường tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Học sinh và giáo viên được tham gia những tiết học môi trường, thực hành phân loại rác trước khi bỏ vào 3 thùng với 3 màu sắc khác nhau: Rau, củ, quả, thức ăn thừa được bỏ vào thùng rác màu xanh - rác hữu cơ; bìa carton, giấy, báo, hộp nhựa, lon sắt bỏ vào thùng màu cam - rác tái chế; các loại rác khác bỏ thùng màu vàng.
Tái chế rác thải là việc làm cần thiết. (Ảnh minh họa)
Dự án song hành với chính sách của địa phương về kinh tế tuần hoàn, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.
Môi trường không còn là khái niệm nằm ngoài "luồng bận tâm" của mọi người. Phân loại rác, nói không với túi nilong, tái chế, sống tối giản, dạy thế hệ mầm non cách yêu hành tinh… là những bước đi nhỏ nhưng mang đến ý nghĩa lớn, giúp phủ xanh hành tinh.
Nguyễn Linh (T/h)
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn
Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...