Tin Tổng Hợp


Tỷ phú 99 tuổi Charlie Munger cho rằng Mỹ nên cấm tiền số, vì đây là canh bạc với phần thắng gần như 100% thuộc về nhà cái.

"Tiền số không phải là tiền tệ, không phải hàng hóa và không an toàn", Phó chủ tịch Berkshire Hathaway Charlie Munger cho biết trong một bài đăng trên Wall Street Journal hôm 2/2. Theo ông, tiền số là một canh bạc mà nhà cái nắm gần như 100% phần thắng. Trong khi Mỹ là quốc gia mà việc đánh bạc lại do các bang kiểm soát rất lỏng lẻo.

"Rõ ràng là Mỹ nên có một đạo luật liên bang để ngăn việc này lại", ông nói.

Munger là cộng sự lâu năm và là cánh tay phải của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Ông cùng Buffett chủ trì Đại hội cổ đông của Berkshire Hathaway hàng năm, trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về hàng loạt vấn đề trên thế giới.

Charlie Munger – Phó chủ tịch Berkshire Hathaway. Ảnh: AP

Cả hai từ lâu vẫn nghi ngờ tiền số. Họ cho rằng đây không phải tài sản hữu hình hay có khả năng sinh lời. Buffett năm 2019 từng gọi Bitcoin là "một công cụ đánh bạc, liên quan đến rất nhiều trò lừa đảo". "Với tôi, đó không phải là một khoản đầu tư", ông nói. Năm 2021, Munger cũng chỉ trích Bitcoin là "loại tiền tệ có ích với tội phạm" và "đi ngược lại lợi ích của nền văn minh".

 

Những bình luận mới nhất của Munger được đưa ra trong bối cảnh ngành tiền số gặp hàng loạt rắc rối, từ các các dự án thất bại đến cơn khát thanh khoản. Đáng chú ý nhất là sự sụp đổ của FTX – từng là một trong những sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới.

Vốn hóa thị trường tiền số đã mất hơn 2.000 tỷ USD năm ngoái. Giá Bitcoin – tiền số lớn nhất thế giới, giảm 65% năm 2022 và đến nay đã hồi phục 40%, lên quanh 23.800 USD một đồng, theo Coin Metrics.

Munger nói rằng vài năm gần đây, các công ty tư nhân đã phát hành hàng nghìn tiền số mới. Chúng được giao dịch công khai mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Một số được bán cho các promoter (người bơm thổi) với giá gần như bằng 0. Nhưng sau đó, công chúng sẽ phải mua lại với giá cao hơn nhiều, Munger cho biết.

Trong bài viết, ông đưa ra ví dụ về "người tiền nhiệm thú vị" có thể giúp Mỹ định hướng hành động. Đó là Trung Quốc, với việc cấm giao dịch, phát hành token và hợp đồng phái sinh tiền số từ nhiều năm qua. Quốc gia này cho rằng tiền số mang lại nhiều mối đe dọa hơn là lợi ích.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Munger lấy Trung Quốc làm ví dụ cho việc này. Trong một hội thảo ở Australia năm 2021, Munger nhận xét quyết định cấm tiền số của Bắc Kinh là "chính xác", đồng thời nói rằng ông "ước chúng không bao giờ ra đời".

Hà Thu (theo WSJ)

Nguồn: https://vnexpress.net

 

 

Bài viết liên quan

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...