Tin Tổng Hợp


Đại dịch COVID-19 cùng những thách thức của biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên... là những vấn đề giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển hài hoà và cân đối giữa 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển.

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS. Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại Hội thảo các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị, diễn ra sáng ngày 21/12.

-2602-1671596729.jpg

PGS.TS. Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển.

Theo PGS.TS. Trần Trọng Nguyên, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang phải trải qua những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên thiên nhiên, và gần đây nhất là đại dịch toàn cầu COVID-19 và những thách thức an ninh phi truyền thống. Những thách thức, những sự kiện cực đoan này cũng chính là vấn đề giúp chúng ta nhìn nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển hài hoà và cân đối giữa 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Thực hiện cam kết quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên các mục tiêu được công bố bởi Liên Hợp Quốc với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong nội dung kế hoạch, Bộ KH&ĐT được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động với nhiều nội dung thực hiện khác nhau. Đồng thời, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động này.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, PGS.TS. Trần Trọng Nguyên đánh giá còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra, như: Quan điểm về nội hàm và các bộ phận cấu thành phát triển bền vững, mô hình lý thuyết thực hiện phát triển bền vững ở các quốc gia; Trên khía cạnh đánh giá, giám sát thực hiện phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững chưa được định lượng bằng các chỉ số cụ thể, nên việc đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, việc đánh giá mức độ phát triển bền vững ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào tổng thể quốc gia, chứ chưa xây dựng cho cấp độ tỉnh, thành phố; Việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…

Đáng chú ý, Báo cáo Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI 2021) được Nhóm nghiên cứu APD - ISESR công bố đã phản ánh tương đối rõ nét nỗ lực thực hiện các phát triển bền vững ở các địa phương, đặt trong bối cảnh có những khó khăn về dịch bệnh, các xung đột địa chính trị trên thế giới và bối cảnh trong nước, quốc tế chưa thuận lợi khác. 

Kết quả trung bình của 63 tỉnh/thành trên cả nước năm 2021 đạt 51,38 điểm, cho thấy các địa phương cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. 

Nhóm tỉnh/thành được đánh giá thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 13 địa phương, với sự góp mặt của nhiều tỉnh và thành phố lớn, trong đó có 3 tỉnh thăng hạng vượt bậc so với năm 2020 (Hưng Yên, Hà Nam và Bình Dương). Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước năm 2021 với 65,28 điểm. 

Đứng cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm chung là những hạn chế trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 

Theo GS.TS. Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc xác định đúng nội hàm, tiêu chí đánh giá và mô hình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Xác định đúng các khía cạnh trên, không chỉ là cơ sở để chúng ta tiến hành đánh giá một cách chính xác, đầy đủ thực trạng phát triển nền kinh tế đất nước trong thời gian qua đảm bảo tính bền vững như thế nào, mà còn có ý nghĩa trong hoạch định chiến lược phát triển bền vững của đất nước gắn với việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu trong Khát vọng Việt Nam đến 2035 - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thịnh vượng.

L. Thúy

Nguồn: https://vnbusiness.vn

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...