Tin Tổng Hợp


Ngày 11/10, Sàn chứng khoán Tokyo (TSE) đã mở một nền tảng để giao dịch tín chỉ carbon, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy phi carbon hóa trong khu vực tư nhân.

Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Hoạt động giao dịch này cho phép các công ty mua và bán “J-Credit”, một loại tài sản được Chính phủ Nhật Bản chứng nhận cho các tổ chức đã giảm phát thải CO2 thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, trồng cây, và nhiều biện pháp khác.

Một công ty muốn đạt mục tiêu về phát thải có thể mua tín chỉ để bù lại lượng khí phát thải vượt quy định, trong khi một công ty đã giảm phát thải khí nhà kính nhiều hơn quy định có thể bán tín chỉ J-Credit.

Phát biểu tại lễ khai trương nền tảng giao dịch trên, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura bày tỏ hy vọng "có nhiều công ty giao dịch và sẽ quen với hệ thống này để chúng ta có thể vừa tăng trưởng kinh tế vừa giảm phát thải CO2 một cách hiệu quả”.

Tổng cộng 188 tổ chức, trong đó có các công ty dầu mỏ và ngân hàng khu vực, đã quyết định tham gia nền tảng trên. TSE dự kiến mỗi năm có lượng tín chỉ tổng cộng 500.000 tấn CO2 được giao dịch.

Cho đến nay, tín chỉ carbon ở Nhật Bản chủ yếu được giao dịch trên cơ sở thỏa thuận. TSE hy vọng hệ thống thị trường mở này sẽ tăng sự minh bạch trong hoạt động giao dịch.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực lập hệ thống giao dịch nhằm giảm khí thải CO2 đang gia tăng trong khu vực tư nhân. Tập đoàn SBI Holdings, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, quản lý tài sản và công nghệ sinh học ở Nhật Bản, cũng như công ty Asuene chuyên sản xuất công nghệ khí hậu đã lập một công ty mới để giao dịch tín chỉ carbon. Trong khi đó, công ty năng lượng Shibuya Blend Green Energy cũng đã khởi động một dịch vụ tương tự./.

Bích Liên/TTXVN

Nguồn: https://bnews.vn

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...