Tin Tổng Hợp


Robot đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các sàn nhà máy và dây chuyền lắp ráp của các công ty sản xuất ở Mỹ khi họ chật vật tuyển dụng công nhân để đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Robot hàn được sử dụng tại nhà máy của Công ty Athena Manufacturing, nhà chế tạo và gia công thiết bị kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng và hàng không vũ trụ. Ảnh: WSJ

Theo Hiệp hội Tự động hóa tiến bộ (A3), tổ chức đại diện cho hơn 1.100 tổ chức liên quan đến robot, trí tuệ nhân tạo, kiểm soát chuyển động và các công nghệ tự động khác ở Bắc Mỹ, trong quí đầu tiên của năm nay, đơn đặt hàng cho robot phục vụ công việc ở Mỹ tăng lên mức kỷ lục 40% so với cùng kỳ năm 2021. Hiệp hội này cho biết trong năm 2021, các đơn đặt hàng robot ở Mỹ có tổng trị giá 1,6 tỉ đô la, tăng 22% so với năm trước đó sau nhiều năm lượng đặt hàng trì trệ hoặc sụt giảm.

Theo các lãnh đạo doanh nghiệp, lương tăng và tình trạng thiếu lao động, cộng thêm với việc tỷ lệ công nhân vắng mặt tăng do đại dịch Covid-19, đang làm thay đổi quan điểm của một số công ty sản xuất đối với robot. Joe Montano, Giám đốc điều hành Delphon Industries, nhà sản xuất bao bì cho linh kiện bán dẫn, thiết bị y tế và linh kiện hàng không vũ trụ, nói: “Trước đây, bạn có thể tìm nhân công để giải quyết vấn đề thay vì tìm ra một giải pháp tốt hơn”.

Delphon Industries, có trụ sở tại bang California, đã mất 40% số ngày sản xuất trong tháng 1-2022 khi dịch bệnh Covid-19 lây lan rộng trong lượng lao động của công ty này. Montano cho biết, tình trạng gián đoạn sản xuất đã thúc đẩy công ty ông mua thêm 3 robot vào đầu năm nay.

Các nhà sản xuất ở Mỹ, nơi trước đây thường có dồi dào lao động và mức lương ổn định, đã chậm hơn trong việc tiếp nhận robot so với các nước công nghiệp phát triển khác. Theo Liên đoàn robot quốc tế (IFR), số lượng robot được triển khai trên 10.000 công nhân ở Mỹ thường thấp hơn với các các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.

Việc sử dụng robot công nghiệp ở Bắc Mỹ trong nhiều năm tập trung vào ngành công nghiệp ô tô, nơi robot đảm nhận các tác vụ lặp đi lặp lại như hàn trên dây chuyền lắp ráp. Theo Hiệp hội Tự động hóa tiến bộ, các nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất linh kiện ô tô ở Mỹ chiếm 71% đơn đặt hàng robot vào năm 2016 nhưng thị phần của họ đã giảm xuống còn 42% trong năm 2021.

Trong khi đó, robot đã xâm nhập vào các lĩnh vực khác bao gồm sản xuất thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm. Trình độ công nghệ cải thiện đang cho phép các robot được lập trình cho các tác vụ phức tạp hơn đòi hỏi sự kết hợp của sức mạnh và sự nhanh nhẹn.

Tại Athena Manufacturing, nhà chế tạo và gia công thiết bị kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng và hàng không vũ trụ, Giám đốc tài chính John Newman cho biết khách hàng đang tăng cường đặt hàng nhưng công ty ông gặp khó khăn trong việc tuyển đủ công nhân để tăng ca.

Athena Manufacturing, có trụ sở ở bang Texas, đã mua 7 robot trong 18 tháng qua, bao gồm một robot mài các mối hàn trên khung thép để giữ thiết bị bán dẫn. Newman nói công ty ông đã chi hơn 800.000 đô la cho robot, bao gồm khoảng 225.000 đô la cho riêng robot mài. Ông giải thích các khoản đầu tư nhằm mục đích tăng năng lực xử lý đơn đặt hàng hơn là giảm chi phí.

Athena đã triển khai 6 robot khác, 4 trong số đó hàn giá đỡ và 2 robot chuyển kim loại vào máy móc. Hầu hết chúng được giao trong vài tuần sau khi đặt hàng và có thể được lập trình từ xa từ một ứng dụng điện thoại.

Michael Cicco, Giám đốc điều hành Fanuc America, một đơn vị thuộc Tập đoàn Fanuc của Nhật Bản, nhà cung cấp lớn về robot công nghiệp, nói: “Các robot ngày càng trở nên dễ sử dụng hơn. Các công ty từng nghĩ rằng tự động hóa quá khó hoặc quá tốn kém để thực hiện”.

Daron Acemoglu, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts, dự báo sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nhà máy vào tự động hóa sẽ dẫn đến nguồn cung lao động dư thừa. Điều này sẽ khiến chi phí trả lương giảm trong những năm tới, trừ khi các ngành công nghiệp khác của Mỹ có thể hấp thu số công nhân sản xuất bị robot thay thế.

Acemoglu nhận định: “Tự động hóa, nếu diễn ra nhanh, có thể làm mất rất nhiều chỗ làm của con người. Tình trạng thiếu lao động hiện nay ở Mỹ sẽ không kéo dài, mà chỉ tạm thời thôi”.

Joe Montano, Giám đốc điều hành Delphon Industries, cho hay công ty ông bắt đầu cho thuê robot cách đây 4 năm để giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Giờ đây, công ty ông có 10 robot bao gồm những robot cộng tác làm việc bên cạnh con người. Các robot cộng tác làm nhiệm vụ xoay và giữ chặt các thiết bị y tế, trong khi một công nhân vận hành máy in để áp mực in lên chúng.

Montano cho biết hai robot cộng tác đã giúp giảm đội nhân viên in ấn từ 3 người xuống còn 2 người, giúp công ty tiết kiệm chi phí trả lương 16.000 đô la mỗi tháng. Hai robot cộng tác khác của Delphon Industries lắp ráp các hộp nhựa đóng gói chất bán dẫn và các hàng hóa dễ vỡ khác.

Montano cho biết Delphon Delphon Industries mở rộng quy mô đội robot để lắp ráp các hộp nhựa có kích thước lớn hơn.

Theo ông, các robot này đã giúp cải thiện năng suất của công ty, dẫn đến việc các lô hàng tăng khoảng 15% trong năm 2021 và 2020 mà không cần phải tăng thêm lực lượng lao động. Ông nói: “Chúng tôi không giảm số lượng nhân công, thay vào đó, chúng tôi tái phân bổ họ vào các nhiệm vụ khác đang cần người”.

Khánh Lan

Theo Wall Street Journal

Nguồn: https://thesaigontimes.vn

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...