Tin Tổng Hợp

Ngành sản xuất vẫn khó khăn

Ngày đăng: 04 Tháng 1, 2023

Hai tháng liên tiếp chỉ số PMI của Việt Nam dưới ngưỡng 50 điểm, phản ánh điều kiện kinh doanh ngành sản xuất suy giảm.

S&P Global Market cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 12/2022 giảm xuống mức 46,4 điểm so với 47,4 điểm của tháng 11. Đây là lần thứ hai liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng trung bình 50 điểm và mức giảm lần này là đáng kể nhất kể từ đợt suy thoái liên quan đến Covid-19 được ghi nhận trong quý III/2021.

Chỉ số PMI được thực hiện bằng cách khảo sát lãnh đạo các công ty tư nhân nhóm sản xuất, dịch vụ nhằm đánh giá sức khoẻ chung của cả nền kinh tế. PMI lấy ngưỡng 50 điểm, trong đó, lĩnh vực sản xuất được xác nhận có sự mở rộng nếu chỉ số đạt trên 50 và thu hẹp nếu dưới 50.

Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói rằng ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn một phần do nhu cầu khách hàng giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Trung Quốc, EU và Mỹ.

"Việc kiếm thêm các đơn đặt hàng mới có vẻ vẫn khó cho đến khi những thị trường này khởi sắc. Một số công ty cho biết họ dự đoán nhu cầu vẫn yếu ít nhất là trong tương lai gần", ông nói.

Theo ông, các nhà sản xuất đã nhanh chóng đối phó với tình hình sụt giảm số lượng đơn đặt hàng mới khi dữ liệu chỉ số PMI cho thấy sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng giảm mạnh hơn, và giá bán hàng cũng giảm để kích cầu.

Đơn vị nghiên cứu này cho biết thêm, niềm tin của doanh nghiệp trong tháng 12/2022 về triển vọng sản lượng trong một năm có cải thiện nhưng vẫn thấp. Một số thành viên nhóm khảo sát lo ngại rằng các điều kiện thị trường thách thức sẽ vẫn tồn tại trong năm 2023. Trong khi đó, một số người trả lời khảo sát bày tỏ sự lạc quan rằng nhu cầu sẽ phục hồi, từ đó khiến số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng sẽ tăng.

S&P Global Market Intelligence hiện dự báo sản lượng công nghiệp Việt Nam tăng 6,8% cho năm 2023, một tỷ lệ tăng thấp hơn so với năm 2022.

Trước đó, HSBC đánh giá, Việt Nam thâm nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất toàn cầu nên khó tránh khỏi những tác động khi thương mại thế giới chậm lại. Chỉ số PMI toàn cầu đã liên tục giảm từ tháng 5/2021 và đi sâu vào vùng thu hẹp sản xuất từ tháng 9/2022 với số lượng đơn hàng sụt giảm, Việt Nam nằm trong nhóm "đứng mũi chịu sào" xét về mức độ tác động. Cụ thể, từ tháng 9, có 630.000 công nhân bị ảnh hưởng với khoảng 90% phải giảm giờ làm.

Đức Minh

Nguồn: https://vnexpress.net

 

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...