Tin Tổng Hợp


Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ xuống thấp nhất 3 thập kỷ, với trung bình 2,2% một năm cho đến năm 2030.

Trong báo cáo công bố hôm 27/3, WB nhận định các cuộc khủng hoảng liên tiếp trong vài năm qua như Covid-19 và chiến sự tại Ukraine, đã chấm dứt thời kỳ tăng trưởng bền vững của kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP trung bình sẽ chỉ còn 2,2% mỗi năm giai đoạn 2022-2030. Con số này thấp hơn so với 2,6% giai đoạn 2011-2021 và 3,5% trong 2000-2010.

"Thập kỷ mất mát đang hình thành", Indermit Gill - kinh tế trưởng WB nói.

WB cũng đang theo dõi các diễn biến trong lĩnh vực ngân hàng. Quá trình tăng lãi suất và thắt chặt điều kiện tài chính khiến chi phí đi vay của các nước đang phát triển tăng theo. Ayhan Kose – Giám đốc Bộ phận dự báo của WB - cho biết: "Sự giảm tốc mà chúng tôi đề cập có thể trầm trọng hơn nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Đặc biệt nếu cuộc khủng hoảng đó dẫn tới suy thoái toàn cầu".

Theo WB, tăng trưởng đầu tư giai đoạn 2022 – 2024 chỉ bằng nửa so với 20 năm trước. Thương mại quốc tế cũng chậm lại. Mức độ đầu tư thấp sẽ làm chậm lại tăng trưởng tại các nước đang phát triển. GDP trung bình của nhóm này chỉ tăng 4% giai đoạn 2022 – 2030. Thập kỷ trước đó, tốc độ này là 5%.

Năng suất lao động có thể đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2000. WB lo ngại năng suất chậm lại sẽ kéo tụt tăng trưởng thu nhập.

Cơ quan này cảnh báo nếu không thể đảo ngược xu hướng giảm tốc tăng trưởng toàn cầu, khả năng giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu và giảm nghèo sẽ bị hạn chế.

Để thay đổi điều này, các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định tài chính, giảm nợ và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực thân thiện với môi trường. Như vậy, tăng trưởng có thể lên thêm 0,3%.

Giảm chi phí vận chuyển, logistics và đơn giản hóa quy định cũng có thể thúc đẩy thương mại. Bên cạnh đó, WB kêu gọi tăng xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật số, tăng tỷ lệ tham gia của phụ nữ và nhiều nhóm khác vào lực lượng lao động.

Hà Thu (theo Reuters)

Nguồn: https://vnexpress.net

 

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...