Tin Tổng Hợp


Nhiệt độ tăng cao có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khi năng suất lao động suy giảm.

Trái đất nóng lên sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ trong thị trường việc làm. Ảnh: CNBC

“Có 98% khả năng trái đất sẽ chứng kiến đợt nắng nóng chưa từng có trong vòng 5 năm tới”, đó là lời cảnh báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới hồi tháng 5/2023. Điều này cho thấy xu hướng gia tăng từ các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trái đất nóng lên sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến hàng tỉ người và thị trường việc làm cũng không ngoại lệ. Báo cáo mới đây từ Viện Kỹ sư Cơ khí (IMEchE) đã phân tích mức độ ảnh hưởng đối với thị trường lao động khi nhiệt độ tăng cao.

“Nhiệt độ là một trong những yếu tố tạo nên sự thoải mái ở nơi làm việc. Nếu không thể đáp ứng được điều này, tinh thần, sức khỏe, năng suất làm việc hay thậm chí là sự an toàn của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng”, báo cáo cho biết.

Theo báo cáo, môi trường làm việc nóng bức có thể tạo ra những thách thức lớn đối với người làm việc ở đó. 

“Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người trở nên mệt mỏi, kiệt sức và không thể tập trung vào công việc. Trang thiết bị, cơ sở vật chất và thiết kế nơi làm việc đều có thể tác động đến năng suất của nhân viên. Thời tiết cũng không ngoại lệ. Nhiệt độ quá nóng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nền kinh tế quốc gia và toàn thế giới”, ông Tim Fox, tác giả báo cáo, nhận định.

Ngành xây dựng và nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Năm 2019, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã công bố một báo cáo với những con số chi tiết về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thị trường lao động. Theo đó, nhiệt độ quá cao đã gây thiệt hại 280 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 1995. Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 2.400 tỉ USD với những tác động rõ rệt nhất được thể hiện ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Trong báo cáo của ILO cũng nhấn mạnh 2 lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Căng thẳng nhiệt độ năm 2030 có thể khiến ngành xây dựng và nông nghiệp mất đi 60% và 19% số giờ làm việc.

Căng thẳng nhiệt độ là một vấn đề nghiêm trọng mà mọi ngành nghề cần phải lưu ý. ILO cho biết tình trạng nhiệt độ cao quá mức chịu đựng của cơ thể sẽ dẫn đến những tác động sinh lý. Các công việc ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu mức độ nắng nóng quá cao.

Ông Fox nhấn mạnh các công nhân làm việc trong những nhà máy lọc dầu, nhà máy khí đốt và hóa chất sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng khi nhiệt độ tăng cao. Hầu hết các công việc này đều liên quan đến các hoạt động ngoài trời, do đó người lao động cần phải trang bị những thiết bị bảo hộ cá nhân trong lúc làm việc.

Khó khăn trong giải quyết vấn đề

Trong bối cảnh trời nóng sẽ gây tổn thương cho người lao động, các nhà máy hiện trở thành mối lo ngại. Đa số những nhà máy này không được thiết kế với công năng hạn chế hấp nhiệt, đặc biệt là đối với nhiệt cực cao.

“Những nhà máy có rất nhiều thiết bị tạo nhiệt, do đó việc làm mát thụ động là điều không mấy khả thi”, ông Fox nói. Việc làm mát còn trở nên khó khăn hơn khi không phải ở đâu cũng phổ biến trang bị điều hòa nhiệt độ tại các văn phòng. Những tòa nhà văn phòng ở những quốc gia có khí hậu ôn đới như Vương quốc Anh có thể khá nóng vì không lắp đặt thiết bị điều hòa không khí.

Người lao động cần phải trang bị những thiết bị bảo hộ cá nhân trong lúc làm việc. Ảnh: CNBC.

Tình trạng nắng nóng hiện là vấn đề “nhức nhối” đối với các doanh nghiệp. Ở nhiều nơi, công tác chuẩn bị để thích nghi với nhiệt độ tăng cao trở thành ưu tiên hàng đầu. Chính phủ một số quốc gia trên thế giới có kế hoạch thông qua dự luật cấm làm việc khi nhiệt độ vượt qua mức quy định.

Hồi tháng 5, Bộ trưởng Bộ Lao động và Kinh tế Xã hội Tây Ban Nha cho biết một số công việc ngoài trời sẽ bị cấm nếu nhiệt độ chạm đến vùng đỏ hoặc cam. Giới chức trách nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho người lao động khi trời nắng nóng.

“Trong nhiều thập kỷ tới, những thiệt hại kinh tế do nhiệt độ tăng cao sẽ thể hiện rõ nét. Các ngành công nghiệp cần nhìn nhận thực trạng và tìm cách thích nghi trước khi quá muộn”, ông Fox nói.

Lam Ngọc

Nguồn: https://nhipcaudautu.vn

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy: Lợi ích...

VPPA-Ngày 18/10/2024 Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối...

Sửa đổi bổ sung Nghị định 08: Ngành Giấy kiến nghị...

VPPA-Từ những thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các...

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...