Tại Mỹ việc sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo không ngừng gia tăng, các thống đốc bang tại Mỹ đang thúc đẩy phát triển công nghệ năng lượng sạch. Mới đây, Mỹ biến mỏ than thành trang trại điện mặt trời 200 MW.
Mỏ than chuyển đổi thành trang trại điện mặt trời
Mỏ than Martiki đóng cửa vào những năm 1990 ở miền đông bang Kentucky sẽ được chuyển đổi thành trang trại điện mặt trời lớn nhất bang, có thể bắt đầu cung cấp năng lượng sớm nhất vào năm 2024, Interesting Engineering hôm 3/1 đưa tin. Dự án mang tên Martin County Solar, do công ty Savion Energy tiến hành.
Những tấm pin trên một trang trại điện mặt trời. (Ảnh: Prabhjits/iStock)
Khi nhiều quốc gia đang đặt mục tiêu giảm thải carbon, nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời là một trong những lựa chọn được ưa chuộng nhất. Cơ sở hạ tầng điện mặt trời không chỉ dễ lắp đặt mà còn tích hợp được vào những cấu trúc sẵn có, ví dụ như mái nhà. Trang trại điện mặt trời cũng có thể giúp chuyển đổi mục đích sử dụng cho các công trình cũ như mỏ hay bãi chôn rác.
Mỏ than Martiki là một trong khoảng 130.000 địa điểm mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đánh dấu cho các dự án năng lượng tái tạo. Địa điểm rộng 485 ha từng sản xuất than, vật liệu thải ra khí carbon, giờ sẽ được "tân trang" với những tấm pin mặt trời tạo ra tới 200 MW điện.
Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu vào năm sau và kéo dài 12 - 18 tháng. Trang trại điện mặt trời sau đó sẽ kết nối với một trạm biến áp 138 kV của nhà phát triển Kentucky Power. Lượng điện tạo ra đủ để cung cấp cho khoảng 33.000 ngôi nhà tại bang Kentucky. Dự án cũng sẽ tạo ra 250 - 300 việc làm khi thi công và 11 công việc toàn thời gian.
Savion Energy giám sát các dự án năng lượng tái tạo từ khi là ý tưởng thiết kế cho đến lúc thi công. Hãng này hiện có 90 dự án năng lượng mặt trời và hơn 40 dự án tích trữ năng lượng đang triển khai với công suất tổng cộng 15 GW.
Mỹ đi đầu phát triển năng lượng mặt trời
Nghiên cứu "Triển vọng năng lượng tái tạo" do Cơ quan Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ tiến hành cho thấy Mỹ là một trong những nước sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, đi tiên phong trong lĩnh vực này, có thể sản xuất điện năng phần lớn từ năng lượng tái tạo vào năm 2050.
Nghiên cứu nói trên cho rằng Mỹ có thể sản xuất ra 80% điện năng từ năng lượng tái tạo bằng công nghệ hiện có, bao gồm turbine gió, điện quang mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện. Nghiên cứu cũng dự báo khả quan về triển vọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm cung ứng điện năng trên cả nước vào mọi thời điểm trong năm và hiện Mỹ có nhiều hướng đi để đạt được mục tiêu này.
Để thực hiện, Mỹ đã đề ra chính sách năng lượng sạch lâu dài nhằm tạo ra một thị trường bền vững cho năng lượng tái tạo, khuyến khích và hỗ trợ việc tích hợp năng lượng tái tạo, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này. Đồng thời, Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp kịp thời như nỗ lực cải thiện lưới điện bằng cách tăng cường hạ tầng cơ sở truyền dẫn để tích hợp được một lượng lớn năng lượng tái tạo, kết hợp với kế hoạch hóa phát triển lưới điện tiên tiến hơn để duy trì tính tin cậy và bền vững của loại năng lượng này.
Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,...
Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...