Tin Tổng Hợp


Ngày 3/10, Malaysia thông báo sẽ khởi động phương pháp “gieo mây” tạo mưa, đồng thời chuẩn bị phương án đóng cửa toàn bộ trường học nếu chỉ số ô nhiễm không khí ở ngưỡng có hại cho sức khỏe.

Nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ tại nhiều địa phương, ngày 3/10, Malaysia thông báo sẽ khởi động phương pháp “gieo mây” tạo mưa, đồng thời chuẩn bị phương án đóng cửa toàn bộ trường học nếu chỉ số ô nhiễm không khí ở ngưỡng có hại cho sức khỏe.

Theo Cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu của Malaysia, việc tạo mưa nhân tạo được thực hiện bằng cách rải các hạt nhỏ giống như băng vào những đám mây trong khu vực. Biện pháp này được thực hiện khi chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở mức 150 trong vòng hơn 24 tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ quan trên còn triển khai nhiều biện pháp khác. Ví dụ, các trường học và nhà trẻ được yêu cầu tạm dừng các hoạt động ngoài trời khi API ở mức 100. Malaysia sẽ đóng cửa toàn bộ cơ sở giáo dục khi chỉ số này ở mức 200.

Thông thường, vào mùa khô hằng năm, chất lượng không khí nhiều khu vực ở Malaysia trở nên xấu đi do khói mù lan sang từ các hoạt động đốt nương làm rẫy, dọn đất canh tác ở nước láng giềng Indonesia.

Trong thông báo ngày 2/10, cục trên cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Malaysia đang xấu đi, đặc biệt ở phía Tây Bán đảo Malaysia, với 11 khu vực ghi nhận API ở mức có hại cho sức khỏe.

Theo báo cáo của Trung tâm Khí tượng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - cơ quan có trụ sở tại Singapore, chuyên theo dõi tình trạng khói mù ảnh hưởng đến Đông Nam Á, những hình ảnh vệ tinh đã ghi nhận gần 250 "điểm nóng" có nguy cơ xảy ra các vụ cháy trên đảo Sumatra của Indonesia và phần thuộc chủ quyền của Indonesia trên đảo Borneo.

Nguyên nhân gây cháy thường là do người dân Indonesia đốt nương, rẫy, đồng ruộng và thực bì nhằm chuẩn bị đất trồng cây dầu cọ và cây lấy gỗ để phục vụ sản xuất giấy. Các đám cháy thường tạo ra khói mù phủ kín bầu trời của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace đã kêu gọi các nước khu vực ban hành quy định để ngăn chặn công ty đồn điền tiến hành các hoạt động canh tác gây ô nhiễm không khí./.

Nguyễn Hà/TTXVN

Nguồn: https://bnews.vn

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...