Tin Tổng Hợp


Tập đoàn vận chuyển và logistics A.P. Moller-Maersk chính thức chuyển nhượng quyền vận hành hai điểm logistics tại Nga cho công ty IG Finance Development.

Động thái chuyển nhượng hoàn toàn quyền quản lý hai địa điểm hậu cần ở Nga cho IG Finance Development Limited gần như đánh dấu sự kết thúc các hoạt động kinh doanh của Maersk tại nước này. Tập đoàn cho biết việc bán cơ sở kho nội địa của họ ở Novorossiisk với sức chứa 1.500 container (TEU) và một kho lạnh ở St. Petersburg đã nhận được sự chấp thuận theo quy định của Liên minh châu Âu và Nga.

Ông Karsten Kildahl, Giám đốc thương mại Maersk cho biết đơn vị rất vui khi tìm được chủ sở hữu mới cho hai địa điểm hoạt động logistics của họ ở Nga. Họ cũng tiến hành thực hiện quyết định thoái vốn tất cả tài sản của tập đoàn ở nước này ngay sau đó.

Maersk cho biết công ty IG Finance Development đã thỏa thuận với Arosa, một nhà nhập khẩu thực phẩm lớn ở Nga, về một kế hoạch vận hành toàn diện các địa điểm logistics này sau khi chính thức tiếp nhận. Ngoài ra, đại diện tập đoàn cũng chia sẻ thêm với Reuters rằng Maersk vẫn cần bán 4 tàu kéo thương hiệu Svitzer để hoàn toàn dừng mọi hoạt động kinh doanh của họ ở Nga.

Tàu container Vaga Maersk đậu tại cảng Saint Petersburg, Nga, ngày 18/4/2022. Ảnh: Reuters

Tháng 8 năm ngoái, Maersk đã bán 30,75% cổ phần của đơn vị vận hành cảng Global Ports Investments (GLPRq.L) cho một trong những đơn vị khai thác container lớn nhất của Nga - Delo Group. Tháng 2/2023, tập đoàn này cũng đã mở rộng thêm quy mô tại thị trường đất nước tỷ dân Trung Quốc khi xây dựng một trung tâm logistics mới ở Thượng Hải. Đơn vị đã tổ chức lễ động thổ trung tâm trị giá 150 triệu USD này vào ngày 14/2.

Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm này dự kiến cung cấp cho các đối tác và khách hàng tại Trung Quốc nhiều dịch vụ logistics tích hợp, gồm xuất khẩu quốc tế, thương mại điện tử xuyên biên giới, phân phối đơn hàng trong và ngoài nước... Ngoài ra, tập đoàn còn có kế hoạch đầu tư thêm một trung tâm logistics tích hợp thông minh và xanh lớn hơn. Quy mô hoạt động mở rộng ra toàn châu Á - Thái Bình Dương tại Khu ngoại quan toàn diện Yantian, khai thác thêm tiềm năng thị trường.

Cẩn Y (Theo Reuters)

Nguồn: https://vnexpress.net

Bài viết liên quan

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...