Tin Tổng Hợp


Theo nhiều người, sự trỗi dậy của máy móc có nguy cơ phá vỡ lực lượng lao động truyền thống và làm đảo lộn nền kinh tế. Điều này đồng thời cũng tạo ra một áp lực to lớn với người lao động để thích ứng với những đổi mới trong bối cảnh hiện nay…

Lực lượng lao động Robot đang tác động như thế nào đến nền kinh tế Đông Nam Á

Lực lượng lao động Robot đang tác động như thế nào đến nền kinh tế Đông Nam Á

Khi mọi nền kinh tế đều đang hướng tới một tương lai tự động hóa, Đông Nam Á được đánh giá là một trong những khu vực đi đầu trong xu hướng chuyển đổi này, nơi máy móc sẽ nhanh chóng thay thế sức lao động của con người. Bởi vì, lực lượng lao động mục tiêu, Robot là những công nhân không bị giới hạn bởi sự mệt mỏi hay nhu cầu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nên mức độ gia tăng năng suất của một nền kinh tế tự động là không thể đo lường. 

Tầm nhìn về một thế giới nơi máy móc chạy không ngừng nghỉ, cả ngày lẫn đêm, tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng ở Đông Nam Á, điều đó đang trở thành một thực tế rõ ràng. Từ giao hàng, lái xe đến nấu ăn và thậm chí cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vai trò của con người trong lực lượng lao động đang giảm dần khi tự động hóa chiếm ưu thế.

TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG MỚI 

Một mặt, tự động hóa mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Đông Nam Á, khi vừa có thể tăng năng suất, giảm chi phí đồng thời cải thiện và đảm bảo tính nhất quán của chất lượng sản phẩm. Ví dụ, Foxconn, một nhà sản xuất điện tử đa quốc gia của Đài Loan, đã thay thế 1,2 triệu công nhân bằng một triệu robot trong các nhà máy của mình để tăng hiệu quả và giảm chi phí lao động. Tương tự, Grab, công ty gọi xe có trụ sở tại Singapore, đang thử nghiệm xe tự hành để cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mặt khác, tự động hóa cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho lực lượng lao động con người tại Đông Nam Á. Việc thay thế công nhân bằng robot có thể dẫn đến số lượng thất nghiệp tăng cao hay bất bình đẳng thu nhập đặc biệt là đối với những người lao động có tay nghề thấp. Theo đó, Ngân hàng Thế giới ước tính tỷ lệ lao động trong các ngành nghề có nguy cơ tự động hóa cao ở các nước đang phát triển Đông Á dao động từ 44% ở Thái Lan đến 70% ở Việt Nam. Hơn nữa, khi robot trở nên phổ biến hơn, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các động lực xã hội và chuẩn mực văn hóa, chẳng hạn như giá trị của công việc và ý nghĩa của thành công.

NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO MỘT TƯƠNG LAI TỰ ĐỘNG HÓA

Robot thay thế con người thực hiện các công việc đơn giản và con người cần trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để quản lý chúng   

Robot thay thế con người thực hiện các công việc đơn giản và con người cần trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để quản lý chúng   

Đối diện với thực tế về một nền kinh tế tự động hóa ngày càng rõ ràng, các chính phủ và hệ thống giáo dục phải hợp lực vun đắp cho các cá nhân những công cụ để tự phát triển năng lực đồng thời xây dựng các mô hình đào tạo hiện đại, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho thế hệ lao động trong kỷ nguyên tự động hóa.

 

Theo đó, chính phủ nên tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như kết nối kỹ thuật số hay năng lượng tái tạo, để hỗ trợ tự động hóa và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ cũng có thể thực hiện các chính sách, chẳng hạn như các chương trình khuyến khích về thuế và đào tạo lại, để hỗ trợ người lao động nâng cao các kỹ năng để tăng sức cạnh tranh trong thị trường liên tục đào thải. Ví dụ, chính phủ Malaysia đã đưa ra Chính sách quốc gia về Công nghiệp 4.0 để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và tăng năng suất.

Bên cạnh đó, giáo dục cũng có vai trò quan trọng không nhỏ trong việc hỗ trợ trang bị cho lực lượng lao động tương lai. Một hệ thống giáo dục đổi mới một cách bài bản có thể trang bị cho các cá nhân những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong một thế giới tự động hóa. Các trường phổ thông và đại học có thể kết hợp các khóa học về trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và người máy vào chương trình giảng dạy để chuẩn bị kỹ năng cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong tương lai. Bên cạnh đó, các trường cũng cần thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng thích ứng,... cùng nhiều kỹ năng cần thiết khác cho thời đại kỹ thuật số. Ví dụ, chính phủ Singapore đã đưa ra sáng kiến SkillsFuture nhằm cung cấp các cơ hội học tập suốt đời và giúp các cá nhân luôn có khả năng thích ứng với một nền kinh tế thay đổi nhanh chóng. 

Trên thực tế, sự trỗi dậy của nền kinh tế tự động hóa tại khu vực Đông Nam Á sẽ mang đến nguồn sức mạnh to lớn cho sự tiến bộ và tốc độ phát triển của một nền kinh tế trẻ, song cũng đặt ra thách thức không nhỏ về vấn đề việc làm nói riêng và các biến đổi xã hội nói riêng. 

Tiềm năng của tự động hóa để cách mạng nền kinh tế của Đông Nam Á là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sức mạnh của tự động hóa làm dấy lên nhiều lo ngại trên thị trường lao động, đặc biệt là ở những người lao động làm việc tại các vị trí đòi hỏi ít chuyên môn. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Đông Nam Á có thể vượt qua được thách thức không thể tránh khỏi này…

Ngô Huyền

Nguồn: https://vneconomy.vn

 

Bài viết liên quan

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Ba tỉnh Đông Nam Bộ 'trắng' hộ nghèo, thu nhập cao...

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây ghi nhận không còn hộ nghèo,...

Trung Quốc sẽ lao đao vì làn sóng sôi sục toàn cầu,...

Kinh tế Trung Quốc sắp phải đối mặt với bài toán lớn.

Huyền thoại đầu tư Jeremy Grantham: TTCK vẫn còn 4 lĩnh...

Nhà đầu tư kỳ cựu Grantham cho biết có 4 lĩnh vực trên thị...

USD tăng giá, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm gánh nặng

Tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì chi...

Quan điểm của RISI về thị trường: Tình trạng dư...

Ngày 13 tháng 3 năm 2024 (Quan điểm) - Bởi Philipp Jaki, Nhà phân...

Cuộc đấu trí ‘lý thuyết trò chơi’ trong mùa đàm...

Chiến tranh, hạn hán và bất ổn kinh tế khiến mùa đàm phán...

Giá cước tàu biển nổi sóng

Khoản phụ thu 200 USD/container khiến doanh nghiệp Việt Nam phải...

Nhật Bản và ASEAN sẽ tích hợp thanh toán bằng mã QR...

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI),...