Tin Tổng Hợp


Hiệp hội giấy vừa gửi kiến nghị đến Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị tăng tỷ lệ tái chế bắt buộc và không lùi thời hạn áp dụng EPR…

Theo Hiệp hội giấy, tỷ lệ tái chế ở Việt Nam hiện nay là quá thấp không chỉ không thu hút được nguồn đầu tư vào ngành công nghiệp tái chế mà còn không đảm bảo việc chia sẻ lợi ích và tận dụng được hiệu quả thu gom, phân loại của hệ thống dân lập.
 
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của Việt Nam hiện đang thấp hơn các nước trên thế giới (Ảnh: Báo Tài nguyênMôi trường)
 
Bên cạnh hệ thống thu gom phi chính thức hoạt động hiệu quả hơn hệ thống chính thức, công nghệ trong ngành công nghiệp tái chế hiện nay đã phát triển vượt bậc so với 20 năm trước khi Châu Âu và Hàn Quốc bắt đầu áp dụng EPR, do đó, việc Việt Nam quy định thấp hơn cả các nước EU và Hàn Quốc cách đây 20 năm là không phù hợp.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh (Hiệp hội nhựa Việt Nam) cho biết thêm, tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định trong dự thảo Nghị định đang rất thấp, thấp hơn thực tế tái chế hiện nay;

Mặt khác, nếu tỷ lệ bắt đầu thấp như dự thảo, sẽ không thể đạt được mục tiêu tái chế đề ra trong Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam vừa được phê duyệt tại Quyết định số Quyết định 1316/QĐ-TTg ban hành ngày 22/7/2021.

Ngoài ra, Hiệp hội giấy còn kiến nghị các khoản đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải, cụ thể theo nguyên tắc 5Rs, tức là Refuse – Từ chối/ Không sử dụng, hoặc sử dụng các sản phẩm thay thế; Reduce – Giảm thiểu/ hạn chế sử dụng; Reuse – Tái sử dụng; Recycle – Tái chế; Recover – Thu hồi lại nguyên liệu hoặc năng lượng, cuối cùng mới là thải bỏ và xử lý hợp vệ sinh.

Cần bổ sung đại diện của các tổ chức môi trường và xã hội trong Hội đồng EPR Quốc gia. Và chi phí hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam phải được lấy từ tiền đóng góp của các nhà sản xuất, nhập khẩu và các PRO thay vì là nguồn ngân sách công.

Đặc biệt, cần áp dụng kiểm soát rủi ro trong hệ thống EPR đối với với các sản phẩm có vòng đời dài, cụ thể yêu cầu đóng tiền đặt cọc, ký quỹ để đảm bảo thực hiện Trách nhiệm tái chế trong tương lai.
 
Theo Baotainguyenmoitruong

Bài viết liên quan

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất'

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng dữ' thuế quan cận kề?

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Kinh tế tư nhân - Kinh tế Hợp tác xã: Động lực quan...

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường...

Bảo vệ lợi ích cho hàng Việt xuất khẩu vào Hoa Kỳ...

Một chiến lược chủ động và linh hoạt nhằm bảo vệ lợi...

"Kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho Việt Nam thịnh vượng"

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định kinh tế tư nhân là lực lượng...

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng...

Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới về AI,...

'Mở van tín dụng' vào các dự án hạ tầng

Lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất kinh doanh được kỳ vọng tiếp...