Tin Tổng Hợp


Mới đây, cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc đã phạt 23 công ty vận tải biển trong nước và quốc tế 81 triệu USD về vấn đề ấn định giá trên nhiều tuyến giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, trong vòng 15 năm qua.

Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) ngày 18/1 vừa qua đã thông báo về việc áp đặt hình phạt tài chính đối với các công ty vận tải biển của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hong Kong. Hình phạt trị giá tổng cộng 81 triệu USD được đưa ra sau khi cơ quan này phán quyết rằng các đơn vị này đã cùng thỏa thuận với nhau để thiết lập một mức giá nhằm lợi dụng các chủ hàng.

Nhiều cái tên có trong danh sách chịu phạt bao gồm Hyundai Merchant Marine, SM Line, Korea Marine Transport và Heung-A Shipping của Hàn Quốc. Ngoài ra, Orient Overseas Container Line của Hong Kong, New Golden Sea Shipping của Singapore cùng Wan Hai Lines và Evergreen Marine của Đài Loan cũng phải chịu phạt chung.

KFTC cho biết, các đơn vị vận tải biển trên đã thiết lập giá cước tối thiểu cho các tuyến đường giữa Hàn Quốc và 3 nước ASEAN là Việt Nam, Philipines và Indonesia tổng cộng 120 lần trong khoảng thời gian từ 2003-2018. Các thỏa thuận này được bắt đầu bởi 3 công ty vận tải của Hàn Quốc từ 2003, sau đó các công ty nước ngoài cũng dần tham gia.

Hàn Quốc xử phạt các công ty vận tải biển thao túng giá cước với Việt Nam - Ảnh 1

 

Cảng Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: KobizMedia/ Korea Bizwire).

 

Động thái này đánh đấu lần đầu tiên các nhà chức trách áp dụng Đạo luật Thương mại Công bằng đối với các hành vi vận chuyển trái phép của các công ty Hàn Quốc – những hành vi vốn được dung túng dưới danh nghĩa liên minh vận tải biển.

Ông Joh Sung-wook, Chủ tịch KFTC trong cuộc họp báo, phát biểu: “Chúng tôi hiểu về vị thế đặc biệt của ngành vận tải biển cũng như tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ thực thi vai trò của mình trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh”.

Mặt khác, ông bổ sung thêm: "Chúng tôi kỳ vọng hình phạt này sẽ giúp phổ biến văn hóa cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực vận tải biển cũng như mở đường cho sự phát triển bền vững của nó".

Quyết định xử phạt này cũng được đưa ra trong bối cảnh giá cước vận tải đang tăng lên do tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu. Đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới đã khiến cho quá trình sản xuất và vận chuyển hàng loạt các sản phẩm từ điện thoại tới ô tô bị gián đoạn và càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Cùng với đó, Hiệp hội Vận tải biển Hàn Quốc (KSA) lại chỉ trích khoản tiền phạt này. Tổ chức này cho rằng việc xử phạt tài chính sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng khác trong ngành sau vụ phá sản của Hanjin Shipping cách đây 5 năm.

KSA nhận định việc này sẽ dẫn tới các tác động tiêu cực như sa thải nhân viên cảng. Ngoài ra, quyết định của KFTC cũng đi ngược lại chính sách xây dựng lại ngành vận tải biển của chính phủ do nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chủ hàng nhỏ.

Hiệp hội trong tuyên bố thứ hai của mình cho biết: “Chúng tôi sẽ nộp đơn khiếu nại lên tòa án nhằm sửa đổi quyết định sai lầm của KFTC và chứng minh tính công bằng trong các hoạt động liên minh vận tải biển của chúng tôi”.

Ngoài các tuyến đường nói trên, KSA cũng bày tỏ lo ngại rằng KFTC sẽ áp dụng các khoản phạt tương tự đối với các tuyến đường Hàn Quốc - Trung Quốc và Hàn Quốc - Nhật Bản hiện đang được điều tra.

Heung-A Shipping khi được liên hệ đưa ra bình luận đã cho biết, hãng sẽ hành động phù hợp với tiêu chí của Hiệp hội. Trong khi đó đại diện của Hyundai Merchant Marine, SM, Korea Marine Transport cũng như Orient Overseas Container Line và New Golden Sea Shipping không đưa ra bất cứ bình luận nào.

Đại diện của hãng vận tải Evergreen Marine của Đài Loan cho biết khoản tiền phạt của mình sẽ vào mức 2,8 triệu USD. Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản từ KFTC, công ty này đang cân nhắc các lựa chọn, trong đó có nộp đơn đền bù hành chính.

Về phía Wan Hai Lines, doanh nghiệp này có khả năng sẽ phải nộp phạt 9,6 triệu USD. Đại diện công ty cho biết khoản tiền này sẽ không gây ra bất kì ảnh hưởng tài chính nào và hãng sẽ tham khảo thêm ý kiến của các luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc hiện không phản ứng lại với yêu cầu đưa ra bình luận, nhưng đã thể hiện sự ủng hộ với các hãng vận tải biển trước đó. Bộ trưởng Moon Seong Hyeok phản đối hình phạt nói trên, đồng thời cho biết các công ty vận tải thay đổi tỷ giá trong khi tuân theo luật pháp Hàn Quốc.

Bùi Hằng (T/h)

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn

Bài viết liên quan

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...