Tin Tổng Hợp


Câu hỏi đặt ra là liệu cục diện sẽ thay đổi thế nào trước quyết tâm mãnh liệt từ các nước lớn.

Trong nhịp độ sản xuất toàn cầu, Hàn Quốc đã thiết lập được một cột mốc đáng chú ý. Đó là cứ 10.000 công nhân thì sẽ có 1.000 robot hỗ trợ. Trong khi đó, Singapore đang đạt mốc 670 robot, Trung Quốc đứng thứ 5 với 322 robot và Mỹ xếp thứ 7 với 274 robot. Như vậy, Hàn Quốc đang giữ vị trí dẫn đầu mà nhiều quốc gia khao khát. Sự hiện diện của robot cũng đang khiến "cuộc sống viễn tưởng" đang trở nên gần hơn bao giờ hết.

Đằng sau con số thống kê ấn tượng này của Hàn Quốc là cả nỗ lực không ngừng nghỉ. Đây là quốc gia nổi tiếng phát triển robot thông qua các sáng kiến đa dạng.

Đặc biệt, các gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc như LS Mtron, Doosan Robotics và Hyundai Robotics đã đi đầu trong việc sản xuất robot công nghiệp phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau, từ máy móc đến điện tử và ô tô. Sản phẩm của họ bao gồm các loại cánh tay robot và hệ thống tự động hoá để nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất.

Ảnh: Wonderful Engineering

Ngoài robot công nghiệp truyền thống, Hàn Quốc còn là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực robot cộng tác, hay còn gọi là cobot, để cùng làm việc hài hoà và an toàn với con người. Các công ty như Hanwha Robotics và Techman Robot đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cobot, từ đó tích hợp liền mạch vào dây chuyền lắp ráp.

Chính phủ đóng vai trò như “chân vịt”, hỗ trợ tài chính và khuyến khích thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực sản xuất robot. Môi trường thuận lợi này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh và còn đẩy nhanh tiến bộ công nghệ.

Các trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Hàn Quốc nhiệt tình nghiên cứu và phát triển robot, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nhờ đó, Hàn Quốc trở thành đối thủ đáng gờm trên trường xuất khẩu robot quốc tế.

Ảnh: Wonderful Engineering

Song, những làn gió mới cũng đang thổi qua lĩnh vực sản xuất robot toàn cầu. Các doanh nghiệp mới nổi và những dòng sản phẩm mới đang làm thay đổi cục diện. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), Trung Quốc đang đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng robot mới.

Tỷ lệ sử dụng robot thực tế của Trung Quốc tăng vọt 850%, vượt xa tỷ lệ 450% của Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có sớm vượt mặt quốc gia dẫn đầu hiện tại hay không.

Khả năng là rất lớn, vì Trung Quốc cung cấp nguồn tài chính đáng kể ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ ứng dụng robot và công nghệ tự động hoá. Nước này đặt mục tiêu nâng mức sử dụng tăng gấp 10 lần vào năm 2025. Với những mục tiêu và khoản đầu tư to lớn, Trung Quốc sẵn sàng thách thức ngôi dẫn đầu của Hàn Quốc trên toàn cầu.

Theo Wonderful Engineering

Theo Anh Dũng

Nguồn: https://markettimes.vn

 

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...