Tin Tổng Hợp


Trong bối cảnh hàng tồn kho gia tăng tại các các nước châu Âu và Mỹ, và đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ giấy bao bì tại khu vực Đông Nam Á giảm sút, nhiều nhà máy sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu OCC tại khu vực châu Á bắt buộc dừng máy ngưng sản xuất, điều đó đã thúc đẩy việc giảm giá OCC nhập khẩu về khu vực. Dự báo việc giảm giá này có thể chỉ kéo dài đến hết dịp Nghỉ Lễ Giáng sinh và Năm mới.

Thống kê thông tin thị trường OCC châu Á tuần qua, các khách hàng ở Đông Nam Á đã thúc đẩy  mạnh mẽ việc giảm giá nhập khẩu thùng sóng cũ (OCC). Trong bối cảnh đó, dự báo sẽ có nhiều đơn hàng được thực hiện do áp lực tồn kho và việc tiêu thụ trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.

Các nhà cung cấp cho hay, tại thời điểm trung tuần tháng 12/2022, khách mua tại hai nước Thái Lan và Việt Nam đang đặt hàng mua vào nhiều nhất. Tại đây, giá OCC12 của Mỹ đang bị ép bán với giá dưới 170 USD/tấn, với lý do loại OCC này của Mỹ chốt giá ở mức 165-170 USD/tấn tại Đài Loan. Trong khi đó, OCC 95/5 của châu Âu được giao dịch với mức giá 130 USD/tấn, người mua viện dẫn đến sự gia tăng nguồn cung OCC từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp đều cho biết, tại Đông Nam Á và Đài Loan nhịp độ mua vào OCC cũng đã suy giảm, do dự báo thị trường giấy bao bì tại khu vực và Trung Quốc trong giai đoạn đầu năm 2023 vẫn chưa mấy sáng sủa. Nhu cầu giảm nên nhiều nhà sản xuất đã cho tạm dừng máy, ngừng sản xuất và chuyển sang bảo dưỡng như tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan…

Các nhà cung cấp cũng thông tin, ngay cả Ấn Độ, nước mua OCC nhiều nhất cũng đã giảm mua, mặc dù giá cước vận chuyển đường biển đối với giấy thu hồi từ Mỹ và Châu Âu giảm 10 USD/tấn. Tuy nhiên, các dự án sản xuất bột tái chế và giấy làm thùng sóng của các công ty Trung Quốc đặt  tại Đông Nam Á, nhất là ở Malaysia và Thái Lan sẽ vận hành trong nửa đầu quý I/2023 nên lượng mua vào chuẩn bị cho sản xuất sẽ rất lớn. Dự kiến, công suất bột tái chế bổ sung sẽ lên tới một triệu tấn/năm vào tháng 4/2023. Bởi vậy, đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến việc giá OCC giảm chỉ là tạm thời và giá có thể sẽ tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Hơn nữa nhiều nhà cung cấp đã cắt giảm khối lượng chào bán tại châu Á, dự kiến lượng thu gom tại Mỹ và châu Âu sẽ sụt giảm do mức tiêu thụ giấy và bìa ở đó giảm dần.

So với thời điểm tuần đầu tháng 12/2022, tại Đài Loan, OCC 12 của Mỹ có giá 165-170 USD/tấn, giảm 15-25 USD/tấn; cũng tại Đông Nam Á và Đài Loan, OCC 11 của Mỹ ở mức 160-180 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn. Giá OCC 95/5 của Châu Âu giảm mạnh nhất, còn 135-145 USD/tấn, giảm 15-20 USD/tấn. Trong khi đó, do lượng OCC sẵn có của Nhật Bản tăng lên, nên khách hàng tại Việt Nam, Thái Lan đang gây áp lực giảm giá đối với OCC châu Âu, OCC 95/5 của châu Âu được giao dịch với mức giá 130 USD/tấn./.

VPPA | Theo PPI Asia

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...