Tin Tổng Hợp


Từng cam kết loại bỏ than đá vào năm 2030, Đức giờ coi đây là nguồn nhiên liệu quan trọng giữa cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Ukraine.

Bernard Vendt, giám đốc một nhà máy điện, đứng trên lan can bên ngoài một ống khói cao chót vót trên khu hóa chất của công ty. Bên ngoài khu vực này là một tuyến đường thủy nối các nhà máy với nguồn năng lượng chính của chúng.

"Đằng kia là bến cảng của chúng tôi", Vendt nói, chỉ tay về phía xa. "Bạn thấy cần cẩu màu vàng phía đó không? Đấy là nơi các tàu chở than cập cảng".

Nhà máy nhiệt điện này từng là một trong số cơ sở mà Đức dự kiến đóng cửa vào cuối năm nay, khi Berlin cam kết loại bỏ dần than đá vào cuối thập kỷ này. Nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng, do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt và không có lựa chọn thay thế nhanh chóng, đã khiến Đức phải thận trọng với việc từ bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch đáng tin cậy nhất nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Than đá tại cảng Rheinberg-Orsoy, ở Rheinberg, Đức hồi tháng 4/2022. Ảnh: Reuters.

Ít nhất 20 nhà máy nhiệt điện trên khắp nước Đức đang được hồi sinh hoặc lùi thời hạn đóng cửa để đảm bảo quốc gia châu Âu này có đủ năng lượng vượt qua mùa đông.

Đối với Evonik, công ty điều hành nhà máy điện của Vendt, đốt than đồng nghĩa hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì đầy đủ. Nhưng Heiko Mennerich, người phụ trách năng lượng của công ty, nói rằng nó rất tốn kém.

"Evonik đang nỗ lực rất nhiều để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nhà máy này và cả nước Đức. Không có năng lượng, không có điện, không có nước nóng trong mùa đông là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều", Mennerich nói.

Ông nói việc duy trì tính cạnh tranh toàn cầu sẽ rất khó khăn với Evonik khi giá than đá ở Đức đang rất cao, tăng từ 64 USD mỗi tấn vào đầu năm 2021 lên gần 400 USD trong mùa hè năm nay.

"Nếu so sánh giá năng lượng ở châu Âu với ở Mỹ, chúng tôi đang không đủ sức cạnh tranh. Do đó, tôi lo sợ những gì xảy ra với ngành công nghiệp châu Âu nếu chúng tôi phải mua năng lượng giá cao trong thời gian dài", ông nói.

Ngân hàng trung ương Đức gần đây dự đoán sản lượng kinh tế của quốc gia này sẽ sụt giảm lớn, chủ yếu do khủng hoảng năng lượng.

Tại một khu vực khác của trung tâm công nghiệp Đức, nhà máy điện than gần Dortmund do công ty tiện ích Steag điều hành đang cho các tuabin hoạt động với tốc độ tối đa, tạo ra đủ năng lượng để cung cấp cho hơn 1,3 triệu ngôi nhà.

Steag từng dự kiến đóng cửa 5 trong 6 nhà máy điện than vào năm nay, bao gồm cả cơ sở gần Dortmund. Tuy nhiên, chính phủ Đức đã gia hạn giấy phép của họ thêm hai năm, đồng thời áp mức trần lợi nhuận cho Steag và các công ty tiện ích khác. Các biện pháp này giúp Steag tiếp tục tạo ra năng lượng cho 3% hộ gia đình Đức.

"Đó không phải tình huống tồi tệ về mặt kinh tế. Chính phủ hạn chế thu nhập từ năng lượng của chúng tôi, nhưng tình hình vẫn rất ổn nếu so với hai năm trước, thời điểm chúng tôi đối mặt với chính sách loại bỏ dần than đá", Daniel Mühlenfeld, người phát ngôn của Steag, nói.

Thu nhập của Steag từ việc đốt thêm than sẽ được sử dụng để xây dựng thêm tuabin gió và tấm pin mặt trời, nhưng các nhà môi trường lo ngại chính phủ Đức chưa làm hết sức mình để đảm bảo điều đó.

Tuy nhiên, ngay cả những nhà hoạt động bảo vệ môi trường kiên định nhất của Đức cũng thừa nhận rằng than đá là giải pháp nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất cho cuộc khủng hoảng năng lượng của Đức.

"Chúng ta có thể hiểu chính phủ đang tái khởi động các nhà máy điện than của Đức, nhưng với một điều kiện tiên quyết: vì than đá đang phá hủy môi trường nên chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ lượng khí CO2 bổ sung nào mà không có cam kết về tiết kiệm năng lượng", Karsten Smid, thành viên tổ chức Hòa bình Xanh, nói.

Smid nói rằng chính phủ sẽ cần đảm bảo mỗi tấn CO2 thải ra từ hoạt động đốt than sẽ được bù đắp bằng cách giảm lượng khí thải CO2 từ những lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Vấn đề là chính phủ Đức hiện chưa đưa ra cam kết như vậy, theo Smid. Thay vào đó, họ bật đèn xanh cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiều than hơn để Đức và nền kinh tế nước này không bị đóng băng trong mùa đông tới.

Mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu của EU. Bấm vào hình để xem chi tiết.

10 tháng trước, Jennifer Morgan, khi là lãnh đạo tổ chức Hòa bình Xanh, từng chỉ trích các lãnh đạo thế giới "yếu kém" vì chỉ cam kết loại dần than đá thay vì từ bỏ hoàn toàn nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này. Khi trở thành đặc phái viên về hành động vì khí hậu quốc tế của Đức, bà trở nên cẩn trọng hơn, nói rằng nhiên liệu gây ô nhiễm là liều thuốc đắng mà Đức buộc phải uống vào mùa đông này.

"Chúng tôi đang chịu ảnh hưởng từ chiến sự ở Ukraine. Chúng tôi cần đảm bảo rằng người dân của mình có đủ nhiệt sưởi ấm cho mùa đông", bà nói.

Thanh Tâm (Theo NPR, Fortune)

Nguồn: https://vnexpress.net

 

 

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...