Hai doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất thuê và đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng trồng rừng gỗ lớn, làm vùng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất viên gỗ nén.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định chiều 24/10, Công ty Tokyo Sangyo và Công ty Daichu Corporation cùng đối tác Việt Nam (Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài) cho biết cam kết hợp tác để triển khai thực hiện dự án trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bình Định. Các doanh nghiệp này đề xuất thuê 15.000 ha rừng của các doanh nghiệp nhà nước để trồng rừng gỗ lớn, xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài cho nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 160.000 tấn mỗi năm. Tổng vốn đầu tư dự án trồng rừng sản xuất khoảng 60 triệu USD (tương đương 1.410 tỷ đồng).
Rừng sản xuất là khu vực rừng sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch tỉnh Bình Định cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp phân theo chức năng sản xuất của tỉnh năm 2022 là trên 75.000 ha. Tỉnh chủ trương khuyến khích trồng rừng gỗ lớn. Tổng sản lượng gỗ khai thác của địa phương đạt khoảng một triệu tấn mỗi năm, đáp ứng 81% công suất của các nhà máy sản xuất viên nén trên địa bàn.
UBND Bình Định tiếp nhà đầu tư Nhật Bản. Ảnh: Cổng thông tin Bình Định
Lãnh đạo tỉnh ủng hộ dự án trồng rừng gỗ lớn của nhà đầu tư Nhật Bản; đồng thời, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch vốn FDI đến Bình Định. Trước mắt, Bình Định sẽ hỗ trợ nhà đầu tư làm việc với các công ty lâm nghiệp, các địa phương có diện tích rừng trồng sản xuất lớn để rà soát diện tích rừng phù hợp với đề xuất đồng thời nghiên cứu phương thức đầu tư, cơ chế chính sách để thực hiện dự án.
Bình Định được các doanh nghiệp Nhật đánh giá có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng dồi dào. Địa phương này còn là cửa ngõ kết nối Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Liên kết với các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh trở thành một lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư lĩnh vực này.
Nhật Bản là một trong những quốc gia rót vốn FDI nhiều nhất vào Bình Định. Đến hết quý II năm nay, tỉnh này thu hút tổng cộng19 dự án (10 dự án công nghiệp, 7 dự án dịch vụ và 2 dự án nông nghiệp) của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản. Vốn đăng ký đầu tư là 94,17 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn FDI.
Một phần huyện miền núi An Lão với 90% là rừng tự nhiên. Ảnh: Dũng Nhân
Năm 2023, Bình Định đặt mục tiêu thu hút 60 dự án mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Địa phương chú trọng các nhà đầu tư vừa và nhỏ nhưng có công nghệ sạch và cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand và các quốc gia châu Âu để đẩy nhanh tiến độ lấp đầy Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.
Trong năm 2022, Bình Định thu hút được một dự án FDI với số vốn đăng ký 4 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2023, có thêm một dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 81.065 USD. Bốn dự án FDI tăng vốn đăng ký lên 1,13 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, Bình Định cũng đón tiếp 50 lượt nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đến làm việc và tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh.
Hoài Phương
Nguồn:https://vnexpress.net
VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...
Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...
Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...
Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...
Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...
Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...
Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...
Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...
Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...