Đối thoại với Bộ trưởng TN-MT, các doanh nghiệp "kêu trời" vì dự thảo quy định buộc họ phải thu gom ô tô, xe máy hết niên hạn để tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 18.10, Bộ TN-MT có cuộc làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp về xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Ông Lê Văn Vệ cho rằng, quy định cứng tỉ lệ thu gom, tái chế ô tô, xe máy là làm khó doanh nghiệp Lê quân |
Ông Lê Văn Vệ, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ô tô, xe máy, "kêu trời" bởi quy định doanh nghiệp phải có tỷ lệ thu gom, tái chế nhất định đối với sản phẩm như trong dự thảo Nghị định hướng dẫn luật Bảo vệ Môi trường 2020 đưa ra.
“Đặc thù của ô tô, xe máy là thời gian sử dụng dài. Đây lại là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng của công dân, được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Nhưng dự thảo đề xuất là nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu gom, tái chế với tỷ lệ bắt buộc. Như vậy là làm khó, vì không thể thu gom được nếu người tiêu dùng không có nhu cầu thải bỏ tài sản”, ông Vệ nói.
Cũng theo ông Vệ, quy định về tái chế sản phẩm ô tô, xe máy trước đây cũng đã được Bộ TN-MT nêu ra nhưng không khả thi vì một số lý do về không có quy định về niên hạn phương tiện cũng như trách nhiệm của người sử dụng. Tại sao trong dự thảo lần này lại tiếp tục đưa ra?
“Vấn đề thu gom, tái chế sản phẩm đối với ô tô, xe máy cũng có thể gây bất công, vì hiện nay có thực tế là một số nhà nhập khẩu ô tô, xe máy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn rồi dừng. Như vậy, trách nhiệm thu gom những phương tiện do các đơn vị này nhập về phân phối sẽ ra sao? Trong khi những nhà sản xuất, nhập khẩu hoạt động lâu dài thì buộc phải tuân thủ. Điều này gây ra sự bất công giữa các doanh nghiệp”, ông Vệ nói thêm.
Xe máy cũ nát tham giao thông gây ô nhiễm môi trường không khí cần được xử lý Vũ Phượng |
Một ý kiến khác cũng nêu, trong một sản phẩm ô tô, xe máy khi được sản xuất, đưa ra thị trường tiêu thụ có hàng trăm, hàng nghìn bộ phận lắp ráp với nhau, đến từ nhiều đơn vị khác nhau.
Trong khi đó, nền tái chế ở nước ta chưa có công nghệ, trình độ phát triển để xử lý được toàn bộ các bộ phận của ô tô, xe máy. Đơn cử như ắc quy, việc tái chế không hề dễ dàng, phải đưa ra nước ngoài mới đủ trình độ tái chế. Như vậy, nếu đưa ra lộ trình tái chế thì đúng là làm khó cho doanh nghiệp, Bộ TN-MT cần cân nhắc.
Vị đại diện này đồng ý trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng ô tô, xe máy có đặc thù là tài sản, cần cân nhắc khi quy định cứng về trách nhiệm thu gom, tái chế. Vấn đề tái chế có thể thực hiện được ở mức độ nào đó, nhưng thu gom thì không dễ do thiếu cơ chế pháp luật. Đây là mấu chốt, mong được Bộ TN-MT xem xét lại và cần phải xem xét lại quy định về niên hạn sử dụng ô tô, xe máy.
Nguồn: https://thanhnien.vn
Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...