Tin Tổng Hợp


 Giám đốc của công ty đầu tư và quản lý tài sản Pháp lớn nhất ở châu Âu cho rằng biến động chính trị đang tạo ra các cơ hội đầu tư mới, không chỉ ở Nam Bán cầu mà còn ở cả phương Tây.

Địa chính trị bất ổn có thể mang lại những lợi thế đầu tư mới trên toàn cầu. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhật báo Les Echos dẫn phân tích của bà Anna Rosenberg, Giám đốc về các vấn đề địa chính trị tại công ty quản lý tài sản Amumdi, cho rằng các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần cảnh giác về quy mô và thời gian của tình trạng bất ổn địa chính trị hiện nay. Mặc dù vậy, một thế giới đang thay đổi cũng là một thế giới có nhiều cơ hội để nắm bắt. 

Theo Giám đốc của công ty đầu tư và quản lý tài sản Pháp lớn nhất ở châu Âu và là một trong 10 hãng quản lý đầu tư lớn nhất trên thế giới, trong thời điểm bất ổn và xung đột ngày càng gia tăng, việc chìm đắm vào chủ nghĩa bi quan là điều dễ xảy ra. Tuy nhiên, nguồn gốc của sự gián đoạn, các động lực địa chính trị mới đang diễn ra có thể đại diện cho các cơ hội đầu tư mới, không chỉ ở Nam Bán cầu mà còn ở cả phương Tây.

Châu Âu, trong bối cảnh xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đã trở thành một môi trường ít tiêu cực hơn đối với Trung Quốc. Các khoản đầu tư của nước này vào châu Âu đang được nối lại. Phong trào này được nhìn thấy đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất pin và xe điện.

Về mặt kinh tế, tham vọng và động lực của Trung Quốc không chỉ tạo việc làm mà còn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh thái ở châu Âu, chẳng hạn như thông qua việc tiếp cận pin và phương tiện giá rẻ. Người châu Âu cũng có thể đạt được lợi ích từ việc di dời chuỗi cung ứng.

Đổi lại, Trung Quốc có thể là điểm đến “an toàn” hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu so với các đối tác Mỹ. Sự phụ thuộc về kinh tế đã ngăn cản châu Âu cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là kể từ khi việc thông qua Đạo luật giảm lạm phát đã làm gia tăng cạnh tranh thương mại với Mỹ.

Trong bối cảnh biến động địa chính trị hiện nay, một nhóm những "ngư ông đắc lợi" khác cũng đang nổi lên ở phía “Nam bán cầu”. Họ gồm ba loại: Những quốc gia được hưởng lợi từ việc tái định cư các nhà máy công xưởng, những quốc gia tận dụng các thách thức quốc phòng mới và những quốc gia có được ảnh hưởng trong một thế giới đa cực hơn.

Ở nhóm đầu tiên, một số được hưởng lợi từ việc tổ chức lại chuỗi cung ứng nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều và Trung Quốc và Nga. Những nước khác, như Morocco hay Mexico, được hưởng lợi từ nỗ lực đa dạng hóa của Trung Quốc nhằm phục vụ thị trường phương Tây tốt hơn. Đồng thời, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đã chuyển hướng, quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Về phần mình, các nền kinh tế, dựa chủ yếu vào việc cung cấp các nguồn nguyên liệu thô, có ý định đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của mình, chẳng hạn bằng cách nâng cao chuỗi giá trị thông qua sản xuất hàng hóa trung gian. Indonesia là một ví dụ. Nước này đã cấm xuất khẩu nickel thô và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nhà máy luyện kim nhằm tăng cường xuất khẩu nguyên liệu đã qua chế biến. Nước này cũng có kế hoạch tạo ra ngành công nghiệp pin riêng cho xe điện.

Liên quan đến các thách thức an ninh toàn cầu, hệ quả không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quốc phòng. Cuộc xung đột ở Ukraine đã kích thích xuất khẩu nông sản và năng lượng từ Mỹ. Từ đó, Mỹ sẵn sàng bảo đảm với các nước ký kết các hiệp ước an ninh mới với nước này những khoản đầu tư trong các lĩnh vực khác ngoài quốc phòng. Ví dụ, các cam kết phụ trợ với Philippines để đổi lấy việc tiếp nhận các căn cứ quân sự của Mỹ là rất quan trọng.

Cuối cùng, các cực ảnh hưởng mới đang nổi lên trên quy mô toàn cầu. Ví dụ, Ấn Độ đã gặt hái rất nhiều thỏa thuận về công nghệ và năng lượng xanh. Là đối tác ưu tiên mới của Mỹ ở châu Á, quốc gia này thực sự đóng vai trò đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.

Tóm lại, đa số các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang cảnh giác trước quy mô và thời gian diễn ra tình trạng bất ổn địa chính trị hiện nay. Chúng phá vỡ các mối quan hệ đối tác và dòng chảy đã được thiết lập và đe dọa dẫn đến những xung đột mới.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư thông thái sẽ xác định được những cơ hội mà việc tái tổ chức địa chính trị toàn cầu này mang lại. Đó là lời khuyên của bà Anna Rosenberg, Giám đốc địa chính trị tại Amundi, một công ty đầu tư và quản lý tài sản của Pháp, lớn nhất ở châu Âu và là một trong 10 hãng quản lý đầu tư lớn nhất trên thế giới.

Thu Hà (P/v TTXVN tại Paris)

Nguồn: https://bnews.vn

 

Bài viết liên quan

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần vượt qua trong năm 2025

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần...

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...