Tin Tổng Hợp


Dân số Nhật Bản sụt giảm trong năm thứ 14 liên tiếp với tốc độ nhanh nhất lịch sử và lần đầu tiên giảm trên toàn bộ 47 tỉnh.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 26/7 công bố dữ liệu đăng ký công dân tính đến ngày 1/1, cho thấy số người mang quốc tịch Nhật là 122,42 triệu, giảm 800.000 người so với năm ngoái.

Đây là năm thứ 14 liên tiếp dân số Nhật Bản suy giảm, nhưng là lần đầu tiên giảm trên tất cả các tỉnh thành toàn quốc kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận năm 1968.

Tỉnh Okinawa lần đầu bị sụt giảm dân số kể từ năm 1973. Tổng dân số Nhật Bản, bao gồm người nước ngoài, cũng giảm 511.000 người, xuống 125,4 triệu.

Đám đông tụ tập ở phố ẩm thực Ameyoko, Tokyo, ngày 29/12/2022. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, lượng người nước ngoài sinh sống tại nước này đạt 2,99 triệu, tăng 289.000 người so với năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay và cũng là lần đầu tiên người nước ngoài ở Nhật tăng sau ba năm ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Theo Reuters, kết quả này cho thấy xã hội Nhật Bản đang già đi trên toàn quốc và nhóm công dân nước ngoài đang đóng vai trò "lớn hơn bao giờ hết" trong nỗ lực bù đắp những ảnh hưởng do dân số sụt giảm. Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Nhật Bản (IPSS) ước tính công dân nước ngoài sẽ chiếm 10% dân số nước này vào năm 2070.

Kể từ khi đạt đỉnh năm 2008 với 128 triệu người, dân số Nhật Bản giảm dần theo từng năm, khi tỷ lệ sinh thấp tới mức kỷ lục vào năm ngoái. Tỷ lệ người 65 tuổi trở lên ở nước này tăng lên hơn 29% trong năm 2022.

Trong bài phát biểu về chính sách hồi tháng 1, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết tỷ lệ sinh thấp và dân số già của Nhật Bản gây ra rủi ro cấp bách cho xã hội. Theo thượng nghị sĩ Masako Mori, cố vấn của ông Kishida, Nhật Bản có nguy cơ "biến mất" nếu không hành động.

Đức Trung (Theo Reuters, Kyodo)

Nguồn: https://vnexpress.net

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...