Tin Tổng Hợp

Cuộc chiến chống lạm phát ở châu Á

Ngày đăng: 27 Tháng 5, 2022

Các nước châu Á đang làm mọi cách, từ cấm xuất khẩu đến kiểm soát giá, để giảm áp lực lạm phát đang tăng trên toàn cầu.

Giới phân tích nhận xét dù lạm phát vẫn là thách thức kinh tế nghiêm trọng tại châu Á, chính sách của các nước khu vực này ít nhất cũng đang phát huy hiệu quả. Người dân được bảo vệ phần nào khỏi giá tăng và ngân hàng trung ương cũng không phải nâng lãi suất mạnh tay như nhiều nước khu vực khác. Thay vì dồn vào người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ, một phần gánh nặng chi phí đã được chuyển sang chính phủ.

"Chúng tôi không nhận thấy sức mua yếu đi", Baskoro Santoso - Giám đốc Quan hệ Cổ đông tại hãng thực phẩm Mayora Indah (Indonesia) cho biết. Công ty này đã phải điều chỉnh giá sản phẩm từ nửa cuối năm ngoái, nhưng chưa nhận thấy việc kinh doanh chịu ảnh hưởng, đặc biệt trong tháng lễ Ramadan.

Người đàn ông đứng trước một cửa hàng ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Indonesia từng trải qua nhiều biến động tài chính và giá cả. Tuần trước, nước này nâng trợ giá năng lượng thêm 24 tỷ USD để kiềm chế giá nhiên liệu. Họ cũng gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ gây nhiều tranh cãi. Dù nhiều hãng bán lẻ tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đã phải nâng giá bán, nhu cầu của hộ gia đình vẫn mạnh và lạm phát vẫn trong mục tiêu 2-4% của ngân hàng trung ương.

Còn tại Hàn Quốc, việc chính phủ áp trần hóa đơn điện đã làm tăng sức cạnh tranh cho các hãng như Samsung Electronics và Hyundai Motor. Việc này cũng làm giảm tác động lên các hộ gia đình.

Dù vậy, nó lại khiến công ty điện quốc doanh Korea Electric Power Corp thiệt hại. Hãng này vừa ghi nhận quý lỗ kỷ lục vì chi phí nhập khẩu nhiên liệu tăng cao.

Ấn Độ trong tháng này cấm xuất khẩu lúa mì do nắng nóng gây mất mùa và giá cả trong nước lên kỷ lục. Tuần này, Malaysia cũng cho biết sẽ ngừng xuất khẩu 3,6 triệu con gà mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 6, cho đến khi giá cả ổn định.

Malaysia hiện áp dụng cơ chế trợ giá xăng và dầu ăn. Gareth Leather - nhà kinh tế học tại Capital Economics cho biết chính sách trợ giá nhiên liệu và vận tải mạnh tay của Malaysia đã giúp lạm phát nước này bớt được 1,5%, chỉ còn 2,3% trong tháng 4.

Việc can thiệp vào nguồn cung không phải là điều mới mẻ với các nước châu Á. Họ rất nhạy cảm với việc bị người dân phản ứng khi giá tăng.

Trái lại, các nước phương Tây lại lưỡng lự trong việc can thiệp từ khâu sản xuất để ghìm giá các mặt hàng chủ chốt như thực phẩm hay nhiên liệu. Lạm phát tại Anh và Mỹ giờ đang ở mức cao nhất vài thập kỷ, ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp và sức mua của người dân.

Tháng này, các hãng bán lẻ Walmart, Target và Kohl’s đều công bố nhận lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích do lạm phát. Nhiệm vụ kiềm chế giá tại châu Âu và Mỹ hiện chủ yếu rơi vào chính sách tiền tệ. Các ngân hàng trung ương Mỹ, Anh và Canada đều đã tham gia cuộc đua nâng lãi suất.

Việc này trái ngược với Đông Nam Á. Một số ngân hàng trung ương khu vực này gần đây mới bắt đầu nâng lãi một cách thận trọng, với tốc độ thắt chặt được dự báo chậm hơn phương Tây. Malaysia hồi đầu tháng nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,25%, lên 2%. Singapore tháng này cũng nâng các mức lãi suất cho vay thế chấp lên thêm 0,1 - 0,4%.

Tại Thái Lan, lạm phát chỉ vừa mới vượt khỏi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 1-3%. Các lãnh đạo nước này cam kết tiếp tục hỗ trợ về mặt chính sách tiền tệ cho quá trình phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, dù triển vọng với doanh nghiệp vẫn lạc quan, nhiều hãng bán lẻ ở Thái Lan vẫn lo ngại khi người tiêu dùng không chấp nhận giá tăng. Đây là tín hiệu cho thấy chỉ dùng chính sách thì không thể hỗ trợ tất cả ngành nghề.

"Giờ đang là mùa cao điểm sầu riêng - thời gian chúng tôi thường thu lợi nhuận lớn", Radavadee Ratanachaiuchukorn - Giám đốc hãng xuất khẩu hoa quả Chotakkarasup cho biết, "Nhưng vì chi phí cao, chúng tôi gần như không có lãi. Với các đơn hàng mới, chúng tôi phải tăng giá thì mới tồn tại được".

Hà Thu (theo Reuters)

Nguồn: https://vnexpress.net

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...