Tin Tổng Hợp


Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu đang khiến nhiều doanh nghiệp công nghiệp phải “cắn răng” chấp nhận mua với giá cao, thời gian nhập hàng lâu... Tình trạng này kéo dài thì công nghiệp Việt Nam sẽ không đi được bằng “hai chân” trong phát triển, thậm chí rất bấp bênh khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp xáo trộn như trong giai đoạn COVID-19 vừa qua.

Được thành lập từ năm 2009, Công ty CP thiết bị điện MBT (Hà Nội) có doanh thu trung bình mỗi năm khoảng 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết nỗi trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp (DN) là gặp khó khăn do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.

Chấp nhận nhập khẩu dù giá đắt hơn

Ông Nam cho hay, hiện nay, hầu hết nguyên vật liệu đầu vào cho tới máy móc thiết bị của MBT, có loại có giá lên tới chục triệu USD đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân là chất lượng các sản phẩm, máy móc trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của DN.

-4071-1678869580.jpg

Doanh nghiệp công nghiệp phàn nàn về chuyện phải nhập khẩu phần lớn linh phụ kiện. 

“Giá một con ốc vít mà DN Việt Nam sản xuất có thể rẻ hơn nhiều lần so với hàng nhập khẩu nhưng để chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì DN phải chấp nhận dùng hàng nhập khẩu”, ông Nam giãi bày. Do sản phẩm mang tính chính xác cao, đảm bảo yêu cầu cho đối tác đặt hàng MBT về sự an toàn tuyệt đối trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng điện.

“Chúng tôi cũng liên hệ với các nhà cung cấp trong nước nhưng chất lượng không đáp ứng. Nguyên nhân có thể do chúng tôi chưa tìm được đúng nhà cung cấp. Và cũng có thể do DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vốn ít nên đầu tư thấp, vì vậy chất lượng không đạt và thua nhà cung cấp nước ngoài”, ông Lê Lam, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất MBT chia sẻ thêm.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến MBT gặp nhiều khó khăn. Nhiều khi nguyên liệu phải 2 - 3 tháng mới về, trong khi thời hạn giao hàng của DN cận kề, đôi khi MBT buộc phải xin hoãn, gia hạn thời gian giao hàng.

Tình trạng trên diễn ra với nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Đơn cử với ngành ô tô, Bộ Công Thương cho biết, vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Mức giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan và Indonesia), và còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Nguyên nhân một phần là do chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các DN trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Phải hình thành hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ

Theo Bộ Công Thương, có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các DN phải nhập khẩu khoảng trên 5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp và sửa chữa xe.

“Năng lực yếu kém của các DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các DN sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỷ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành”, Bộ Công Thương cho biết.

Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), công nghiệp ô tô là ngành tích hợp của rất nhiều ngành khoa học cơ bản, như ngành vật liệu, động lực học, điện, điện tử, môi trường sinh thái... Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển, ngoài việc cần có quy mô thị trường đủ lớn, thì cần có một nền khoa học kỹ thuật và nền công nghiệp vật liệu phát triển, sản xuất được thép hợp kim. Ví dụ trên một chiếc ô tô hiện nay sử dụng gần 20.000 chi tiết linh kiện từ hơn 200 mác thép khác nhau, nhưng Việt Nam chưa chế tạo được loại nào trong số 200 mác thép này.

"Vì vậy, để phát triển được ngành công nghiệp ô tô, trước tiên rất cần phát triển ngành công nghiệp vật liệu cơ bản, đặc biệt là sản xuất được thép dùng cho sản xuất công nghiệp", ông Tuất nhấn mạnh. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Thưởng, Tổng giám đốc Công ty CP ốc vít Brother chỉ ra khó khăn của Việt Nam là nguồn nguyên liệu hợp kim để sản xuất sản phẩm cao cấp đều phải nhập khẩu. Trong đó với thép hợp kim, cần đầu tư lớn nhưng dung lượng thị trường lại nhỏ nên DN chưa mặn mà, do đó các nhà sản xuất linh kiện phải nhập khẩu.

Năng lực sản xuất của nhiều DN Việt Nam đã đáp ứng được nhưng cái khó là nguyên vật liệu bị phụ thuộc vào nhập khẩu. Và để tham gia chuỗi cung ứng là nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất cần nhiều yếu tố. Do đó, đại diện Brother kiến nghị Nhà nước có chính sách thúc đẩy cả ngành vật liệu trọng điểm, cũng như ngành sản xuất linh kiện ô tô để DN mở rộng đầu tư đón đầu cơ hội thị trường.

Về mặt chiến lược, nhiều kiến nghị cũng cho rằng cần tăng quy mô DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ, hình thành cụm DN, hệ sinh thái để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh. Các cơ quan nhà nước cũng cần có hỗ trợ năng lực thương mại và kết nối DN nội địa với các DN nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.

-1140-1678869580.png

Ông Trương Thanh Hoài

Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

Năm 2023, Cục sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh và bền vững. Trong đó, Cục sẽ tiếp tục nỗ lực tập trung đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò của các DN công nghiệp đầu tàu trong nước, cũng như phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng để thúc đẩy liên kết sản xuất với các DN trong nước, khuyến khích các dự án ưu tiên sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện nội địa nhằm nâng cao tính độc lập, tự chủ.

-5965-1678869580.png

TS. Trương Chí Bình

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Năng lực kỹ thuật sản xuất của DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không kém, hoàn toàn có thể sản xuất được các linh kiện, phụ tùng chất lượng tốt nhưng chi phí sản xuất cao, không cạnh tranh được với các DN nước ngoài cùng lĩnh vực. Do đó, mấu chốt để các DN ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi liên kết với các nhà sản xuất thượng tầng là phải cắt giảm được chi phí sản xuất. Cụ thể, các DN cần được tiếp cận tín dụng tốt hơn thông qua hình thức vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp... Song song đó là cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, các thủ tục xây dựng nhà máy.

-3952-1678869580.png

Ông Nguyễn Vân

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HASIBA)

Trong HANSIBA, có những DN thành viên làm ốc vít, có những DN làm quạt phục vụ cho làm máy biến thế. Vấn đề là các DN chưa gặp được nhau. Do vậy, việc tham gia các hiệp hội sẽ giúp DN hội viên kết nối với nhau cũng như tạo được nhiều chương trình quảng bá, kết nối DN hội viên với những đối tác trong nước và quốc tế. Các tổ chức ngân hàng quan tâm cho các DN ngành công nghiệp hỗ trợ được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài, bởi nhiều DN phải đầu tư 2-3 năm, thậm chí 5-10 năm mới có lãi.

Nhật Linh

Nguồn: https://vnbusiness.vn

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...