Tin Tổng Hợp


Các chuyên gia kinh tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế với giả thiết các ngân hàng sẽ thu hẹp mạnh hoạt động cho vay.

Lợi suất trái phiếu sụt giảm mạnh, giá dầu và giá cổ phiếu lao dốc trong khi mức độ biến động của thị trường tăng vọt. Tất cả đều là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang lo sợ 1 cuộc suy thoái đang tiến đến gần hơn bao giờ hết.

Sau khi náo loạn vì vụ ngân hàng Mỹ SVB sụp đổ, thị trường chứng khoán toàn cầu lại rung lắc vì những lo ngại xung quanh ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse. Sau khi có tin giới chức Thụy Sĩ đang tìm cách ổn định tình hình, thị trường đã hồi phục nhẹ.

Tuy nhiên, “chúng ta đang nhìn thấy rất rõ là các điều kiện tài chính bị thắt chặt. Phản ứng của thị trường đồng nghĩa rủi ro suy thoái đang lên rất cao”, Jim Caron – người phụ trách mảng trái phiếu tại Morgan Stanley Investment Management nhận định.

Từ nhiều tháng nay phố Wall vẫn tranh luận liệu có phải nền kinh tế đang tiến tới suy thoái hay không. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo kịch bản đó sẽ xảy ra trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, những biến động gần đây khiến nhiều người dự đoán suy thoái sẽ đến sớm hơn. Họ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế với giả thiết các ngân hàng sẽ thu hẹp mạnh hoạt động cho vay.

“Theo ước tính, nếu các ngân hàng cỡ trung giảm cho vay, GDP trong 1,2 năm tới sẽ giảm 0,5 đến 1 điểm phần trăm”, các chuyên gia kinh tế của JPMorgan viết. “Chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái cuối năm nay”.

Một lần nữa nhóm cổ phiếu ngân hàng lại là “tội đồ” khiến thị trường giảm điểm. Ví dụ, cổ phiếu của 2 ngân hàng First Republic và PacWest giảm lần lượt 21% và 13%. Bên cạnh đó nhóm năng lượng cũng giảm mạnh vì giá dầu lao dốc. Dầu ngọt nhẹ WTI có lúc giảm xuống 67,61 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

Trong khi đó chỉ số CBOE Volatility Index (VIX) đo lường mức độ biến động của thị trường tăng vọt 10%, lên gần 30 điểm.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên hôm qua giảm 0,7%, có lúc giảm tới hơn 700 điểm.

Tham khảo CNBC

Tú Anh

Nhịp sống thị trường

 

 

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...