Tin Tổng Hợp


Chính phủ các nước đang dành hơn 7.000 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch, phát triển nông nghiệp và đánh bắt cá, những yếu tố thường gây hại cho môi trường.

WB kêu gọi chuyển hướng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sang các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhật báo Les Echos (Pháp), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố một nghiên cứu cho thấy chính phủ các nước đang dành hơn 7.000 tỷ USD mỗi năm, tương đương 8% GDP thế giới, để hỗ trợ cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch, phát triển nông nghiệp và đánh bắt cá, những yếu tố thường gây hại cho môi trường. Tổ chức này kêu gọi các chính phủ nên chuyển hướng những gói trợ cấp này cho việc chống biến đổi khí hậu.

Làm thế nào để có được khoản tiền khổng lồ cần thiết cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu? WB cho rằng đã có một nguồn tiền sẵn có mà chúng ta có thể tận dụng: Các khoản trợ cấp được chính phủ dành cho năng lượng hóa thạch, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đây là những yếu tố thường xuyên gây hại cho con người và hành tinh, tổ chức tài chính quốc tế này nhấn mạnh trong một nghiên cứu trên phạm vi rộng và có thời gian tiến hành khá dài, mới được công bố.

Ông Axel van Trotsenburg, Giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm về Quan hệ đối tác và Chính sách Phát triển của WB, cho biết: Chúng ta luôn nói rằng không có tiền cho giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng thực tế là có, chỉ có điều nó đang nằm ở sai chỗ". Nếu chúng ta có thể chuyển hướng sử dụng hàng nghìn tỷ USD chi cho các khoản trợ cấp lãng phí và đưa chúng vào các mục đích tốt hơn, xanh hơn thì chúng ta có thể giải quyết nhiều thách thức cấp bách nhất của thế giới.

WB cho biết, những khoản trợ cấp này hiện chiếm "một phần rất lớn" trong ngân sách công trên toàn thế giới, "Có lẽ nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử". Ở nhiều quốc gia, chi tiêu công trực tiếp cho các lĩnh vực này thậm chí còn lớn hơn đầu tư cho y tế hoặc giáo dục.
Theo tính toán của các chuyên gia WB, các khoản trợ cấp "công khai", tức là những khoản mà Nhà nước trực tiếp trả cho nông nghiệp, đánh bắt cá và nhiên liệu hóa thạch, lên tới khoảng 1,250 tỷ USD mỗi năm. Cụ thể, 577 tỷ USD - tức là "gần gấp ba lần so với trợ cấp cho ngành năng lượng tái tạo" - được sử dụng vào năm 2021 để trợ giá đối với nhiên liệu gây ô nhiễm (dầu, khí đốt hoặc than), hơn 635 tỷ được dành cho nông nghiệp và 35 tỷ cho đánh bắt cá.

WB chỉ ra rằng các khoản trợ cấp này, mặc dù thường có "mục đích tốt", nhưng lại "không được thực thi tốt", dẫn đến làm gia tăng sự bất bình đẳng, giảm năng suất và tàn phá hệ sinh thái.

Trong nông nghiệp, sự hỗ trợ đó - có thể dưới hình thức trợ cấp đầu vào, thanh toán theo mức sản lượng hoặc hỗ trợ giá thị trường - “dẫn đến việc sử dụng quá nhiều phân bón làm thoái hóa đất và nước, gây hại cho sức khỏe con người”. “Họ cũng chịu trách nhiệm một phần trong nạn phá rừng”, Richard Damania, nhà kinh tế trưởng về phát triển bền vững, nhấn mạnh, qua việc thúc đẩy các nhà sản xuất đậu nành, dầu cọ hoặc dầu dừa phát triển đến sát ranh giới của rừng.

Các khoản trợ cấp cho ngành công nghiệp đánh bắt cá cũng thúc đẩy việc khai thác cá quá mức và làm tăng sự cạn kiệt của các nguồn cá, ông nhấn mạnh thêm. Về hỗ trợ của chính phủ đối với nhiên liệu hóa thạch, chúng làm trầm trọng thêm sự nóng lên toàn cầu và gây ô nhiễm không khí. Theo báo cáo, đại đa số (94%) dân số thế giới phải tiếp xúc trực tiếp với nồng độ hạt mịn (PM2.5) vượt ngưỡng an toàn. Việc đốt than, dầu và khí đốt gây ra cái chết sớm của 7 triệu người mỗi năm trên thế giới.

Đối với WB, hậu quả của những khoản chi tiêu công trực tiếp này đã lớn, nhưng các khoản trợ cấp “ngầm” trong các lĩnh vực này (không được trực tiếp thể hiện trong ngân sách) còn lớn hơn nhiều, lên tới ít nhất… 6.000 tỷ USD mỗi năm, góp phần đáng kể vào việc gây ô nhiễm, phát thải khí nhà kính và tàn phá thiên nhiên. Đây thực sự là một gánh nặng chủ yếu lên các nước nghèo. Các tác giả của báo cáo không ngần ngại xếp chúng “trong số những vấn đề môi trường phức tạp nhất của thời đại chúng ta”.

Do đó, WB kêu gọi các chính phủ cải cách và chuyển hướng các khoản trợ cấp có hại cho môi trường này. Trong khi cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến nợ công bùng nổ ở các nền kinh tế đang phát triển, Richard Damania cho rằng các chính phủ phải được khuyến khích chi tiêu tốt hơn thay vì chi tiêu nhiều hơn./.

Thu Hà (P/v TTXVN tại Paris)

Nguồn: https://bnews.vn

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy: Lợi ích...

VPPA-Ngày 18/10/2024 Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối...

Sửa đổi bổ sung Nghị định 08: Ngành Giấy kiến nghị...

VPPA-Từ những thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các...

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...