Theo các chuyên gia, để cho ra sản phẩm năng lượng sạch thì việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại là một trong các yếu tố then chốt.
Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng cho biết, trong những năm qua ngành năng lượng đã phát triển mạnh mẽ trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng. Mặc dù vậy, với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày một gia tăng (tốc độ trung bình hằng năm tăng tới 10,5%), những năm gần đây nước ta đã phải nhập khẩu từ 1-2% tổng công suất của toàn hệ thống điện. Dự báo trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng.
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần giải quyết được bài toán thiếu hụt năng lượng, giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro.
Vì vậy, việc phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần giải quyết được bài toán thiếu hụt năng lượng, giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng về năng lượng tái tạo tại Việt Nam cho thấy: Tiềm năng điện gió trên bờ là 217 GW, điện gió ngoài khơi khoảng 160 GW, điện mặt trời khoảng là 386 GW công suất khả thi có hiệu quả cao, điện sinh khối khoảng 5 GW, nguồn rác thải khoảng 1,5 GW, nguồn địa nhiệt 460 MW.
Thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, nghị quyết và cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Nhờ vậy, tính đến hết tháng 9/2021 năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, không kể thủy điện) đã đạt 22,68 tỉ kWh, chiếm đến 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, một biện pháp quan trọng để phát triển năng lượng tái tạo là ứng dụng KHCN. Bộ KH&CN rất quan tâm đến đầu tư cho công nghệ xanh, công nghệ năng lượng tái tạo.
Dựa trên những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2021-2030, sắp tới sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt. Trong việc tái cơ cấu các chương trình KHCN quốc gia, Bộ đặc biệt quan tâm đến các chương trình KHCN để phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, dành nguồn lực xứng đáng, tập hợp được đội ngũ nhà khoa học và có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Cũng liên quan đến câu chuyện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo những cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII cho rằng, vấn đề khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng.
Theo PGS.TS Bùi Thị An, trong giai đoạn vừa qua, việc đầu tư cho khoa học công nghệ đã được đầu tư, nhưng quan trọng hơn là vấn đề định hướng để chọn khoa học nào, chọn công nghệ nào thì đấy là lại là vấn đề. Thì đó tôi cho là vấn đề chủ trương, chúng ta phải định hướng rằng chúng ta phải chọn những công nghệ sạch. Chúng ta dần dần phải chấm dứt đầu tư cho những công nghệ bẩn, sản phẩm bẩn.
PGS.TS Bùi Thị An.
“Chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu không nhất thiết là công nghệ giá rẻ. Để thực hiện chúng ta phải bắt đầu phải là từ chủ trương của Quốc hội, không cho phép đầu tư công nghệ bẩn, những công nghệ lạc hậu bị coi là "công nghệ rác" của thế giới.
Chúng ta đang ở thời đại công nghệ 4.0, chúng ta không thể đi sau được nữa. Đừng đi nhập những cái gì quốc tế nó thải ra rồi mang về. Tôi nghĩ rằng cái này đòi hỏi sự chỉ đạo của Chính phủ phải rất rõ, ngoài ra các hội đồng thẩm định phải có trình độ, trách nhiệm và nguyên tắc khi thẩm định các dự án đầu tư vào công nghệ, doanh nghiệp. Tất cả những điều này phải công khai, minh bạch và đưa vào Luật”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.
Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, việc thực hiện chặt chẽ công tác giám sát là cực kỳ quan trọng. Nhà nước nên có cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thay đổi dần công nghệ, tiến tới công nghệ sạch. Thậm chí là Nhà nước cần trợ giá cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, khoa học tiên tiến… để đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường.
Chúng ta mong muốn Chính phủ áp dụng kinh tế tuần hoàn để thực hiện được hiệu quả; người dân phản đối những công nghệ cũ và lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; thiết thực giữa lời nói và hành động. Trong hoàn cảnh cụ thể, chúng ta cần thực hiện một cách khôn ngoan, tiết kiệm mà hiệu quả, để có thể thực hiện được cam kết tại Hội nghị COP26.
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho hay, dự thảo quy hoạch điện VIII đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP 26. Một số quan điểm lớn trong Quy hoạch Điện VIII là giảm điện than; khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống. Trong đó, điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới. Đây là nguồn năng lượng có tiềm năng nhưng trong thời gian qua chưa được phát triển. Phát triển KHCN, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp rất quan trọng để phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. |
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn
Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...