Tin Tổng Hợp


Châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu trong nỗ lực giảm phát thải carbon so với toàn cầu với tỉ lệ 1,2% so với 0,5% trong năm 2021. Các nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện lộ trình giảm phát thải carbon của riêng mình – một số quốc gia đạt được sự nhất quán hơn những quốc gia khác.

Theo kết quả Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế năm 2022 vừa được PwC công bố, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm phát thải khí carbon trung bình 1,2% vào năm 2021.

Điều này cho thấy lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tạo ra đang giảm. Trong khi đó, nỗ lực giảm phát thải carbon của thế giới là 0,5%, một khoảng cách lớn so với tỷ lệ giảm phát thải carbon 15,2% cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy, 9 trong số 13 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã giảm phát thải carbon vào năm 2021, tuy nhiên, chỉ có hai nền kinh tế - New Zealand và Việt Nam - vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). New Zealand giảm cường độ carbon nhiều nhất ở mức 6,7% vào năm 2021, tiếp theo là Malaysia (4,0%), Việt Nam (3,4%) và Australia (3,3%).

PwC cho rằng, các mục tiêu cấp toàn cầu và cấp quốc gia cần được chuyển hóa vào chính sách. Nghiên cứu chỉ ra, kết quả tích cực từ các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương đó là một số chính sách đã được thực thi.

Tuy nhiên, để duy trì mục tiêu 1,5°C, PwC cho rằng, chính phủ các nước trong khu vực cần phải có những chính sách mang tính chất quyết định, bao gồm kết hợp các mục tiêu năng lượng tái tạo với các kế hoạch loại bỏ dần sử dụng than đá; thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả với chính sách điện khí hóa; tích hợp chính sách định giá carbon kết hợp với đổi mới, cũng như mở rộng quy mô công nghệ sạch và đảm bảo quá trình chuyển đổi hợp lý.

Mức độ tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu và phát thải carbon của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong 3 năm 2001, 2011 và 2021. Các màu cam, hồng và nâu thể hiện ba mức độ các quốc gia khu vực này thực hiện giảm phát thải

Có tiến triển (màu cam): Nghiên cứu chỉ ra rằng, các nền kinh tế có các nỗ lực phù hợp với mục tiêu của mình, gồm: Úc, Trung Quốc, Malaysia, New Zealand và Hàn Quốc và có thể bao gồm Thái Lan. Các quốc gia này đã cho thấy sự tiến bộ đáng khích lệ về hướng đi và tốc độ. Hầu hết các quốc gia vẫn tạo ra nhiều khí thải carbon, nhưng đang duy trì động lực phát triển đầy hứa hẹn.

Chậm trễ trong tiến độ (màu hồng): Một số nền kinh tế chưa có các hoạt động nhất quán và chậm trễ trong quá trình giảm phát thải carbon trong thập kỷ vừa qua: Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Với tham vọng và quyết tâm rõ ràng hơn, các quốc gia này có khả năng điều chỉnh lại đúng hướng.

Phụ thuộc vào than đá (màu nâu): Một số nền kinh tế đang vẫn còn ở khá xa đích đến: Bangladesh, Philippines, Pakistan và Việt Nam. Các nền kinh tế đang phát triển này bắt đầu với cường độ carbon tương đối thấp. Sự phát triển kinh tế của các nước này trong thập kỷ qua được thúc đẩy một phần bởi than đá và đây là những rủi ro lớn nhất khi quốc gia bị mắc kẹt giữa tài nguyên cạn kiệt và biến đổi khí hậu.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang chịu áp lực để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng với mức giá hợp lý, PwC cho rằng, vẫn còn đó cơ hội kinh doanh dành cho các khoản đầu tư vào net zero nhờ nguồn lực đổi mới. Sự tăng giá năng lượng và khủng hoảng nguồn cung đã tạo nên xu hướng đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn; nhưng đồng thời cũng tăng cường cơ hội đầu tư cho năng lượng tái tạo trong dài hạn.

Tương tự, các động lực kinh doanh về hiệu quả năng lượng đã tăng lên, đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng và các ngành công nghiệp khó giảm thiểu năng lượng tiêu thụ. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách tiêu thụ năng lượng ít hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, báo hiệu một bước ngoặt trong cách suy nghĩ về năng lượng.

Thanh Hải

Nguồn: https://thitruongtaichinhtiente.vn

 

Bài viết liên quan

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được Quốc hội...

Mối lo chính sách thuế kiểu ‘nửa vời’ sẽ càng làm doanh nghiệp bất an

Trong bối cảnh đối mặt nhiều sức ép thì các doanh nghiệp...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Hàng 'Made in China' bị cả thế giới áp thuế, liệu danh...

Có sản phẩm Made in China bị áp thuế tới 100%.

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa...

Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được Quốc hội...

Mối lo chính sách thuế kiểu ‘nửa vời’ sẽ càng làm...

Trong bối cảnh đối mặt nhiều sức ép thì các doanh nghiệp...

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang trỗi dậy, chuyên...

Trong bài phân tích mới được đăng tải trên Think China, ông Wu...

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu...

Vừa qua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Miza (Miza) chính thức...

Mối lo doanh nghiệp gặp khó khi khâu chính sách vẫn chưa...

Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, dễ bị tổn...

Việt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Hiện nay, khi đánh giá về môi trường đầu tư nước ngoài...

Vỏ hộp nhựa và dầu nhớt thải: khi môi trường chịu...

Được đóng với quy cách từng chai nhỏ một đến một vài lít...

Mong đợi gì trước khả năng đón sóng dịch chuyển...

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ càng...

Đừng để doanh nghiệp 'chôn chân' vì... thủ tục

Cần quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong tháo gỡ các rào về...