Tin Tổng Hợp


Một quốc gia được mệnh danh là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới có thể mang lại sức mạnh cho BRICS.

Jim O’Neil là một nhà kinh tế học nổi tiếng. Ông chính là cựu chủ tịch của Goldman Sachs Asset Management và cựu Bộ trưởng Tài chính Anh. Ông O’Neill là người đặt tên cho nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2001, sau này đổi thành BRICS khi Nam Phi gia nhập vào năm 2010.

Nhà kinh tế học cho biết nếu trong số các quốc gia gia nhập BRICS có Ả Rập Saudi, việc mở rộng khối sẽ mang lại giá trị kinh tế.

Trong cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Television hôm 21/8, ông Jim O’Neil cho rằng sự tham gia của Ả Rập Saudi sẽ là một vấn đề khá lớn. Việc mở rộng BRICS lại là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi.

Đã có hơn 20 quốc gia nộp đơn đăng ký tham gia BRICS. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng chính thức ủng hộ mục tiêu mở rộng nhóm. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hồi tháng 6 tuyên bố rằng Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Algeria và Ai Cập đều là những ứng viên tiềm năng.

Trong khi đó, Ả Rập Saudi lại là đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông. Quốc gia này còn là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Vì thế, Ả Rập Saudi sẽ giúp gia tăng sức vóc của BRICS, một khi trở thành thành viên.

Bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi. Ảnh: Bloomberg

Song, ông O’Neill đặt ra câu hỏi rằng liệu sau khi gia nhập, quốc gia này có định giá dầu bằng các loại tiền tệ khác thay vì đồng đô la Mỹ hay không.

Mục tiêu chính của BRICS là giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh, bằng cách tăng cường sử dụng tiền tệ của các quốc gia thành viên. Tham vọng dài hạn hơn của nhóm này là cho ra đời một loại tiền tệ chung thách thức đồng đô la. Nhưng Jim O’Neil cho rằng ý tưởng về một đồng tiền chung BRICS sớm thay thế đồng đô la là viển vông.

Ông cũng lưu ý rằng một khối lớn hơn cũng có thể là thách thức trong việc đạt được tiếng nói chung và hướng đến những mục tiêu xa hơn.

Anh Dũng | Theo Bloomberg

Nguồn: https://markettimes.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...