Tin Tổng Hợp


Tại độ sâu 40m, một 'siêu cống' dài 25km đang được hoàn thiện để tăng năng lực xử lý nước thải của thủ đô London (Anh).

Mạng lưới thoát nước hiện tại của thủ đô London (Anh) có từ nửa sau của những năm 1800 khi nó được thiết kế bởi kỹ sư dân sự Joseph Bazalgette để đối phó với sự kiện "Great Stink" nổi tiếng.

Theo đó, vào tháng 7 và tháng 8 năm 1858, sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng cao và hệ thống thoát nước thải thẳng ra sông Thames khiến thành phố London chìm trong một 'đám mây' không khí có mùi hôi thối. Tình trạng hôi thối không thể chịu nổi đã dẫn đến chính quyền thành phố buộc phải xây dựng hệ thống thoát nước thải vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, hệ thống thoát nước này lại tồn tại nhiều vấn đề. Mặc dù được coi là một "kỳ quan kỹ thuật của thế kỷ 19", bản thân "mạng lưới" của Bazalgette lại sử dụng cùng một đường ống để vận chuyển cả nước thải và nước mưa, dẫn đến nước thải thường tràn vào sông Thames.

Cận cảnh 'siêu cống' dài 25 km nằm sâu dưới mặt đất tại thủ đô của Anh - Ảnh 1.

Siêu cống Thames Tideway trải dài 25 km (15 dặm) dọc theo sông Thames ở London. Ảnh: Daniel LEAL / AFP

Bên cạnh đó, hệ thống thống thoát nước thải được xây dựng khi dân số London chỉ ở mức bốn triệu so với khoảng chín triệu dân ngày nay. Sự gia tăng dân số của thủ đô nước Anh đã khiến hệ thống thoát nước thải bị quá tải, dẫn tới 40 triệu tấn nước thải chưa qua xử lý được đổ vào sông Thames mỗi năm.

Cuối cùng, mặc dù hệ thống cống, vốn được xây dựng từ năm 1859 đến 1875 bằng gạch vẫn ở trong "tình trạng nguyên sơ", nhưng kích thước của chúng không đủ lớn, khiến công suất vận chuyển nước thải bị hạn chế.

Taylor Geall của công ty xây dựng Tideway, đơn vị đứng sau dự án, cho biết: "Bất cứ khi nào trời mưa, dù chỉ là một cơn mưa phùn nhẹ, các cống sẽ đầy và đổ thẳng ra sông". Điều này thúc đẩy chính quyền thành phố phải xây dựng một hệ thống tương tự.

Cận cảnh 'siêu cống' dài 25 km nằm sâu dưới mặt đất tại thủ đô của Anh - Ảnh 2.

Công việc xây dựng siêu cống này đã được thực hiện trong bảy năm qua để nâng cấp hệ thống cống hiện có của thành phố kể từ thế kỷ 19. Ảnh: Daniel LEAL / AFP

Với chi phí 4,3 tỷ bảng Anh (5,6 tỷ USD), "siêu cống" mới dài 25 km (15 dặm), có đường kính 7,2 mét, chạy uốn lượn từ phía Tây sang Đông thành phố theo những khúc quanh của sông Thames. Khi hoạt động, nó sẽ chỉ dẫn theo nước thải khi có mưa tại London, vốn sẽ khiến hệ thống xả thải hiện tại đạt tới ngưỡng tối đa. Các điểm tràn sẽ cho phép nước thải chảy vào sông Thames được chuyển hướng vào đường hầm mới.

Cận cảnh 'siêu cống' dài 25 km nằm sâu dưới mặt đất tại thủ đô của Anh - Ảnh 3.

Công nhân xây dựng được đưa xuống vị trí xây dựng cách mặt đất 40 mét. Ảnh: Daniel LEAL / AFP

Cận cảnh 'siêu cống' dài 25 km nằm sâu dưới mặt đất tại thủ đô của Anh - Ảnh 4.

Các đường ống rộng bảy mét sẽ ngăn nước thải chảy ra sông Thames. Ảnh: Daniel LEAL / AFP

Vào thời kỳ cao điểm, có tới 10.000 người đang làm việc trong dự án. Có tới sáu máy khoan đường hầm đã được sử dụng, khi chúng liên tục đào đất qua ba loại địa chất riêng biệt - đất sét ở phía tây thành phố, cát và sỏi ở trung tâm và đá phấn ở phía đông.

Quá trình khoan đường hầm đã hoàn thành vào năm ngoái, khi dự án bước vào giai đoạn chạy thử nghiệm vào năm 2024, trước khi đi vào vận hành hoàn chỉnh vào năm 2025.

"Những gì chúng tôi đang làm là ngăn chặn và loại bỏ 95% lượng nước thải tràn vào sông Thames," Geall nói.

Anh Việt | Tham khảo AFP

Nguồn: https://toquoc.vn

 

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy: Lợi ích...

VPPA-Ngày 18/10/2024 Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối...

Sửa đổi bổ sung Nghị định 08: Ngành Giấy kiến nghị...

VPPA-Từ những thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các...

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...